Friday, July 6, 2007

Chủ nghĩa Mác Lê Nin thì phải theo bốn trụ cột

Khác biệt giữa chủ nghĩa Mác Lê Nin (xhcn khoa học) và chế độ tự do dân chủ thật sự

Vài nét về Khác biệt giữa chủ nghĩa Mác Lê Nin (xhcn "khoa học") và chế độ tự do dân chủ thật sự


Đảng nào theo chủ nghĩa Mác Lê Nin thì phải theo bốn trụ cột:

Trụ cột

thứ nhất là học thuyết đấu tranh giai cấp.

Thứ hai, đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân phải đi đến chuyên chính vô sản.

Thứ ba, là đảng Cộng sản phải độc quyền lãnh đạo, tuyệt đối không chia quyền ấy cho bất cứ ai.

Điều thứ tư, là chủ nghĩa tập trung dân chủ. Tôi xin nhắc lại, chủ nghĩa tập trung dân chủ chứ không phải chủ nghĩa dân chủ tập trung. Chủ nghĩa tập trung dân chủ, đó là nguyên tắc tổ chức của đảng và của hệ thống chính quyền do đảng độc tôn.

Những vấn đề đó là những vấn đề cơ bản, đó là nội hàm của chủ nghĩa Mác Lê Nin.

*
***
*

Từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin có cái nội dung cụ thể của nó. Nội dung ấy gồm sáu điểm.

Một là xoá bỏ điều bốn trong hiến pháp, tức là xoá bỏ cái quyền độc tôn thống trị của đảng trong xã hội.

Thứ hai là tách rời đảng ra khỏi chính quyền nhà nước.

Thứ ba là tổ chức đầu phiếu dân chủ và tự do.

Thứ tư là ban hành các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tôn giáo.

Đồng thời, thứ năm là phải xoá bỏ ngay những đạo luật hay những quy định (vi phạm quyền cơ bản của con người, vi phạm hiến pháp, Công pháp quốc tế) dưới luật chẳng hạn như nghị định 31CP mà do chính tay ông Kiệt ký, ... đi ngựơc lại với quyền tự do dân chủ của người dân chẳng hạn như nghị định 31CP do chính ông Kiệt ký trước đây và thứ sáu là xây dựng một xã hội dân sự tại Việt Nam.

Điểm thứ sáu là xây dựng một xã hội dân sự ở Việt Nam.

Đó là những điểm cơ bản đó là những điểm cụ thể để xoá bỏ chuyên chính vô sản, xóa bỏ chế độ cực quyền toàn trị ở trong nước để tiến tới một chế độ dân chủ đích thực, tạo điều kiện cho đất nước tiến lên mạnh mẽ và thoát khỏi nguy cơ tụt hậu.

Vấn đề đặt ra rõ ràng phải là như vậy nhưng vì sao ông Kiệt không dám đụng đến, vì sao ban lãnh đạo không dám đụng đến vì đụng đến là đụng đến quyền lợi giai cấp của họ, đó là giai cấp thống trị, giai cấp quan liêu mà hiện nay đang thống trị đất nước. Chính vì vậy mà người ta phải nói quanh, nói mơ hồ, nói để mà nói.

Đó là điểm tôi muốn nói về chủ nghĩa Mác Lê Nin mà ông Kiệt nêu lên

*
***
*

Vài nét sơ lược về chế độ độc tài toàn trị, về cncs về mặt thực hành:

+ Về mặt lý thuyết, triết lý, tư tưởng : rất tốt đẹp, như mơ, nhưng phản tự nhiên, phi nhân bản, phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến hóa nhân loại, hoàn toàn hoang tưởng, chỉ thuần túy lừa bịp ! Đó là : "thế giới đại đồng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu !", "bãi bỏ quyền tư hữu", "kinh tế tập trung, chỉ đạo";

+ Về mặt thực hành : nó dựa trên những căn bản, với 1 tổ chức khép kín sau :

a/ bưng bít, bịt miệng, độc quyền tuyên truyền giả dối, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ, vu cáo, chụp mũ những người khác quan điểm cs, chính sách ngu dân (ngân sách dành cho giáo dục, y tế rất thấp)
Đảng kiểm soát tất cả truyền thông, thông tin (hơn 600 tờ báo đảng, TV, radio, firewall internet )

b/ lẽ phải và công lý nằm ở bạo lực, khủng bố, nòng súng, nhà tù (đảng, nhà nước), theo cái "lý" (quyền lợi) của đảng : ngân sách dành cho quân đội, công an, nhà tù rất cao !

c/ xài luật rừng, luật miêng, đe dọa, côn đồ (vi phạm hiến pháp, công ước quốc tế)

** Những đặc điểm của chế độ độc tài, nhất là độc tài tòan trị cộng sản, như sau :

1) Một ý thức hệ Nhà nước bắt buộc ( une idéologie de l’Etat obligatoire) ;
2) Ðộc đảng có nhiệm vụ quản chế dân ( Parti unique avec le but d’encadrer la masse) ;
3) Ðộc quyền bạo lực ( Monopole de violence) :
4) Ðộc quyền phương tiện truyền thông ( Monoploe des moyens de communication) ;
5) Khủng bố dân ( Terreur de masse) ;
6) Kinh tế tập trung trong tay nhà nước ( Economie centralisée),

7/ Tướt đoạt của cải, nhân quyền, dân quyền (thuế, ngân hàng, đất đai, hợp tác xã, nguồn phân phối sản xuất lao động, xuất cảng lao nô, khống chế và kiểm soát bao tử dân, xin-cho, xin-chờ-không cho, ...)

8/ Quốc hội, Tòa án (tư pháp), Nhà nước (hành pháp) là công cụ của đảng, phục vụ cho quyền lực quyền lợi của đảng !

9/ Tất cả những tổ chức ngoại vi cũng là công cụ của đảng : mặt trận tổ quốc, hội, đoàn, tổ chức, tập hợp, công ty, tập hợp, tôn giáo quốc doanh, ... (kể cả ở ngoài nước);

Bộ chính trị đcsvn đứng ngoài hiến pháp, ngồi xổm lên HP, chỉ đạo TẤT CẢ mọi sinh hoạt của đất nước (quốc hội, tư pháp, hành pháp, quân đội, công an, báo chí, TV, radio, đoàn, đội, hội, nghiệp đoàn, ....)

Đảng cs đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích của dân tộc, tổ quốc !!! ( chủ nghĩa tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo)
Đó là tinh thần quốc tế vô sản, tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của cs quốc tế, thành trì cách mạng xhcn !!!

*
***
*

Sự hình thành và Cơ cấu của Quốc hội ở những nước độc tài toàn trị ra sao ?

Một nhóm nhỏ người (12-30 người) trong cái gọi là Bộ chính trị, dành giựt chia chác nhau đa số ghế (trên 90%) trên tổng số ghế của quốc hội (bù nhìn). Những số ghế này sẽ được bầu bán cho những đảng viên trung thành với đảng. Những đảng biểu ứng cử này , sau khi "mua" chức, sẽ gỡ gạc lại khi nhiệm chức qua tham nhũng. Những số ghế còn lại sẽ dành cho ứng cử viên tự do và sẽ được sàn lọc qua cái gọi là những hiệp thương chủ trì bởi Mặt trận tổ quốc, công cụ phù phép bù nhìn của bộ chính trị cs, nghĩa là chỉ những ai thân (biết gật đầu vô điều kiện) bộ chính trị mới được chọn.

Bộ chính trị chỉ định những đảng biểu sẽ biến thành "dân biểu" qua những thủ thuật ép dân đi bầu "tự do". Những vị như thủ tướng, ... cũng có chân trong quốc hội, vừa đá bóng vừ thổi còi, nghĩa là hành pháp lại càng không độc lập với lập pháp (quốc hội) như ở những nước dân chủ thật sự.

Quốc hội bù nhìn chế ra hiến pháp, luật pháp phục vụ cho quyền lực và quyền lợi độc tôn của Bộ chính trị, đảng cộng sản theo cương lĩnh của đảng, cụ thể là điều 4 hiến pháp (sao chép điều 6 HP cs Liên Xô), xác nhận vai trò "độc quyền lãnh đạo" của đảng cộng sản, người tung kẻ hứng rất ngoạn mục và bịp bợm.

Như vậy, Bộ chính trị sẽ đứng ngoài và ngồi xổm trên hiến pháp, luật pháp, xem thường nhân dân.

Để qua mặt công luận thế giới, mị dân, Hiến pháp của cs là hiến pháp dân chủ giả hiệu, đầy tính hình thức, có đầy đủ những cụm từ cần thiết (mà qua thực hành, luật lệ, nghị định cs sẽ tướt đoạt cả) : tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền, dân tộc, nhân dân, đoàn kết, ... Một sự lừa bịp trắng trợn.

Quốc hội "là nơi có quyền lực cao nhất cả nước", nhưng thực chất là công cụ của đảng. Vì sao ? Hãy nhìn cách dàn dựng, tổ chức ứng cử và bầu cử :

0- QH làm việc dưới sự chỉ đạo của Bộ chính trị cs
a- trên nguyên tắc, hiến pháp có giá trị cao nhất cả nước mà mọi người bắt buộc phải tuân thủ, kể cả những ông trong Bộ chính trị cs.
b- đảng đứng ngoài và ngồi xổm lên hiến pháp ! Đặc biệt là Bộ chính trị đảng !
c- MTTQ chọn người (của đảng) ra ứng cử; duyệt xét những người ứng cử tự do và loại bỏ với những lý do rất tùy tiện, ngụy biện dàn dựng.
d- ép dân phải "tự do" đi bầu những người đảng cử với nhiều thủ đoạn độc tài (hộ khẩu, gây khó khăn trong cuộc sống)
e- dân muốn xong chuyện, yên thân, đi bầu cho qua, không quan tâm đến kết quả đã biết trước ! Sau đó, đảng tuyên truyền là bầu cử thành công ! Thực chất là những "đảng biểu" nghị gật, làm việc theo chỉ đạo của đảng !!
f- quốc hội ra hiến pháp, làm luật, đưa đảng " độc quyền lãnh đạo ", ra luật phục vụ cho lợi ích của đảng, bảo vệ đảng, đàn áp và khống chế dân !!
Xét về thủ tục ứng cử bầu cử, theo luật pháp quốc tế, thì kết quả bầu cử này là VÔ GIÁ TRỊ, vì quyền tự do của người dân không được tôn trọng và bảo vệ ! Dân không có nhiều chọn lựa tự do, dân bị ép đi bầu để yên thân trong cuộc sống, làm ăn, học hành, ... !!

Để có vẻ dân chủ, những nước độc tài còn tô vẽ thêm bằng cách cho ra hơn 600 tờ báo dưới quyền chỉ đạo của ban văn hóa và tư tưởng của đảng mà dân thường không biết rõ.

Cơ cấu của hệ thống chính trị độc tài toàn trị có vẻ như dân chủ, nhưng với tam quyền PHÂN CÔNG (hành pháp, lập pháp, tư pháp) dưới sự chỉ đạo của BCT và quyền lực thứ tư là truyền thông phụ thuộc hoàn toàn vào đảng.


Bầu QH 20/5/2007
Nước VN có khoảng 3,1 triệu đảng viên cs; 85,1 triệu dân
Trên 85% là đảng biểu; gần 15% là thân đảng;
Cuối cùng (số dân biểu) đại diên dân 85,1-3,1 triệu người là dưới 10% qua những kỳ hiệp thương tráo trở của MTTQ cs !! Khoảng trên 300 người tự ứng cử, qua 3 kỳ "lọc" (hiệp thương) còn lại 30 người, qua kỳ "ép" dân đi bầu còn lại 1 người "trúng cử".

Trước khi "bầu cử", NGUYEN PHU TRONG, Chủ Tich Quốc Hội Cộng Sản ra chỉ thị để động viên những vị "đảng cử" đóng kịch, về bầu cử ngày 20-5-2007: " Phải có lãnh đạo, nhưng lãnh đạo thế nào để người ta không nói mình định hướng hết rồi. Phải tránh gò ép về thời gian, định hướng để gây bức xúc trong nhân dân , tránh để dân hiểu rằng bầu cử chỉ là đóng kịch !!".

Như vậy QH này không phải là của dân như nhà văn Hoàng Tiến đã nói. QH này (từ 60 năm qua) không chỉ là QH bù nhìn, phục vụ theo chỉ đạo, quyền lợi của Bộ chính trị đảng thì là gì ???

*
***
*

Hệ quả của cơ cấu độc tài, cực quyền này là gì ?

- đa số đảng viên có thể làm chuyện bất công, phi pháp, phi đạo lý mà không bị trừng trị thích đáng, kịp thời.
- xã hội đầy dẫy những bất công.
- đất nước sẽ tụt hậu, nhân dân sẽ ươn hèn, đạo lý băng hoại, văn hóa suy đồi.
- khoảng cách giàu nghèo càng lúc càng tăng khủng khiếp, giữa một nhóm nhỏ người có quyền lực và đại đa số nhân dân.
- bộ chính trị có thể dâng đất và biển (bán nước) cho ngoại bang một cách dễ dàng như đã xảy ra, để mong được bảo hộ và giữ quyền lực.
- ngoại bang chỉ cần mua chuộc, áp đảo, đe dọa ... những người trong BCT này để thôn tính và đồng hóa đất nước.
- tốn kém rất nhiều tiền thuế của dân mà chẳng lợi ích gì cho dân cả, vì phải nuôi 2 bộ máy chồng chéo là đảng và nhà nước để kiểm soát và mị dân. Luôn mượn tiếng "nhân dân" để kết án chụp mũ người khác chính kiến, để xin tiền quốc tế, nhưng phục vụ cho đảng là chánh.


*
***
*

Xã hội DÂN QUYỀN tự do dân chủ, ứng cử tranh cử và bầu cử tự do & công bằng ??

Tóm tắt:


Thế nào là một quốc hội thực sự của dân, do dân, vì dân ??

Những điều kiện sau đây phải được thỏa :

1/ tự do ứng cử (không qua 1 tổ chức sàng lọc, loại bỏ -đấu tố- của đảng, tổ chức nào cả! thực tế: đảng chọn những đảng biểu, chỉ định bởi đảng, phục vụ cho lợi ích của đảng; vì không có đa đảng) : KO (cụ thể qua những kỳ bầu cử)
2/ tự do tranh cử (ko có, theo ông NV Yểu, phó chủ nhiệm ở QH) : KO
3/ tự do bầu cử ( cưỡng ép đi bầu ! vi hiến !) : KO
4/ đa đảng đa nguyên để bảo đảm có những chính sách, đường lối khác nhau trong việc điều hành quốc gia: KO
5/ có sự giám sát độc lập (về ứng cử, tranh cử, bầu cử, kiểm phiếu), của quốc tế thì càng tốt : KO

Như vậy đó chỉ là một cuôc bầu cử bịp "độc đảng cử, ép dân bầu" !!
*
***
*

Kết luận:

- Quốc hội cs này không đại diện cho dân, vì 4 điều kiện trên không thỏa, và không có tự do ứng cử, tranh cử, bầu cử ! Dân bị cưỡng bức đi bầu bất công "độc đảng cử dân bầu" ; đảng biểu sẽ phục vụ lợi ích của đảng !
- phải hủy bỏ điều 4 HP phi lý : đảng dàn dựng cho ra QH bù nhìn; QH ra điều 4 HP đưa đảng lên, ... ra luật rừng vi hiến, vi phạm công pháp quốc tế;
- Ngay từ năm 1946, QH đã là vô giá trị, chỉ thuần túy là hình thức. Về mặt thực hành, QH làm việc theo chỉ đạo của BCT, trung ương đảng cs, phục vụ cho quyền lợi độc tôn độc tài của đảng cs mà thôi !
- phải có tự do ngôn luận, báo chí tư nhân, truyền thông (như ở những nước dân chủ thật sự, đó là quyền lực thứ tư trong xã hội)
- Phải có công bằng, minh bạch trong quá trình ứng cử, tranh cử, bầu cử, kiểm tra giám sát.

Cái vòng gian trá, lẫn quẫn, bất công từ 60 năm qua với ý đồ duy nhất là mãi mãi bảo vệ quyên lực, quyền lợi độc tôn của đcsvn !!


Như vậy, bầu cử này là "tự do dân chủ" bịp bợm, không công bằng; quốc hội này vô giá trị.

Việc tẩy chay bầu cử là tự nhiên dưới nhiều hình thức như: trả thẻ cử tri, không tham gia, "bầu" đại vì bị ép buộc khéo léo.


Một cơ chế chính trị xã hội đặt nền tảng trên sự giả dối, đảng nói và làm dối buộc cả nước phải nói dối, luồn lách để sống sao cho thuận với đảng, để yên thân, lo làm ăn, kiếm sống, làm giàu nếu được (rất khó), đạp lên nhau mà sống.

Hệ quả tất yếu là đạo lý gia đình, xã hội không băng hoại sao được ??

*
***
*

Thực tế xã hội VN trong cơ chế cs sau 32 năm đã minh chứng sự thực quá rõ ràng, từ lý thuyết đến thực hành, đã bị ếm nhẹm từ 60 năm qua là:

Bản chất của cs là nô lệ chủ thuyết, cs quốc tế, phi dân tộc (theo cương lĩnh cs quốc tế và qua thực tế), dựa vào ngoại bang để trấn áp nhân dân, bảo vệ quyền lực độc tôn độc tài toàn trị và đặc quyền đặc lợi. Cs sẵn sàng cấu kết với ngoại bang để tự cứu đảng dù phải hy sinh quyền lợi dân tộc. Khi có tranh chấp với dân, cs trả lời bằng giả dối, bôi nhọ, vu cáo, chụp mũ, luật rừng, bạo lực, tù oan. Phương châm của cs là "lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện", bất chấp đạo lý, nhân bản, lẽ phải của "cứu cánh". Cs khoát áo nhân dân, nhưng thực chất lại bóc lột, ăn bám, lợi dụng nhân dân; xem dân là nô lệ, là con tin, là món hàng đổi chác với tư bản !

Mục tiêu trước sau như một của HCM là bành trướng cncs ở Á châu, Đông Nam á, áp đặt Mac-Le lên toàn cõi VN, tiên phong làm "nghĩa vụ quốc tế vô sản cs". Chiến thuật có thể biến đổi tùy theo tình hình, nghiêng theo Liên Xô, Tàu, Tây, Mỹ, ... nhưng chiến lược KHÔNG thay đổi: độc tài toàn trị, đặt quyền lợi đảng csvn trên nhân dân, tổ quốc; bảo vệ "thành trì "XHCN", ... tư bản đỏ.

Đối với hcm (và csvn), người dân chỉ có 2 con đường, nếu không theo HCM (csvn) thì bị xem như kẻ thù (việt gian, phản quốc, chống phá "cách mạng", chống phá đảng và nhà nước cs, ...) và sẽ bị tiêu diệt, khủng bố, cô lập, bôi nhọ, vu khống, tù tội. Quan điểm này của csvn vẫn không thay đổi đến ngày nay !! Đây là thảm họa của dân tộc VN, của những người yêu nước chống thực dân và không theo cs. Người QG, họ ở giữa 2 lằn đạn, bị bắt buộc phải dựa vào Pháp, Mỹ (thế giới tự do) để chống lại chủ nghĩa cs, tự vệ chống lại sự xâm nhập phá hoại của cs vào miền Nam.

Về sự "lệ thuộc" thì dĩ nhiên 2 miền đều lệ thuộc ngoại bang vì nước nhỏ, nghèo, dân trí còn kém. Khác chăng là ở mức độ, và miền Bắc VN bưng bít sự thật quá nhiều qua chế độ độc tài toàn trị (kinh tế tập trung, chỉ huy) bạo tàn và tuyên truyền gian dối, trong khi miền Nam có cơ chế tốt, đúng đắn, hợp thời đai, hợp tiến hóa, phục vụ dân, đó là : tự do dân chủ, với kinh tế thị trường suốt 1955-1975.

(Sưu tầm, tổng hợp, bổ sung liên tục)

*
***
*

Bài liên quan:
- Sưu tầm tổng hợp trên NET
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/09/29/VoVanKietLettertoCSVN_NguyenMinhCan_NAn/
- http://www.googlesyndicatedsearch.com/u/rfavietnamese?q=Nguy%E1%BB%85n+Minh+C%E1%BA%A7n&hq=inurl:www.rfa.org/vietnamese&hl=en&ie=UTF-8&oe=UTF-8&start=10&sa=N
- Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế
- Tìm đọc thêm Cương lĩnh, điều lệ của đảng cs quốc tế, đảng csvn và luật báo chí.

Sunday, June 17, 2007

Tổng thống Bush đã dự lễ khánh thành Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản



Tổng thống Bush lên án chủ nghĩa cộng sản

Hôm thứ Ba, Tổng thống Bush đã dự lễ khánh thành Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, nói rằng nó phản ánh "niềm tin vào sức mạnh của tự do."

Đài tưởng niệm được dựng ở thủ đô Washington, cách tòa nhà Quốc hội Mỹ vài dãy nhà.

Đây là bức tượng bằng đồng với hình người phụ nữ cầm ngọn đuốc tự do - hình ảnh mà các sinh viên Trung Quốc đã dựng lên trong cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989.

Tổng thống Bush nói nhiều nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản được thế giới biết tới, nhưng đa số đã chết trong thầm lặng tại những nơi như nhà tù gulag của Liên Xô và cánh đồng chết ở Campuchia.

"Các chính thể cộng sản không chỉ cướp đi sinh mạng nạn nhân; họ còn muốn cướp lấy tính nhân văn và xóa sạch ký ức về nạn nhân. Với tượng đài này, chúng ta khôi phục lại tính nhân văn của con người, lấy lại ký ức về họ."

Ông so sánh các chính thể độc tài với các vụ tấn công ngày 11-9-2001 vào nước Mỹ.

"Giống như những người Cộng sản, bọn khủng bố và cực đoan tấn công đất nước ta là những kẻ đi theo một ý thức hệ giết người, một ý thức hệ khinh bỉ tự do, đè bẹp phản kháng, có tham vọng bá quyền và theo đuổi mục tiêu toàn trị."

"Giống như những người Cộng sản, những kẻ thù mới của chúng ta tin rằng có thể giết những người vô tội để phục vụ một viễn kiến cực đoan."

Ông Bush phát biểu đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày xảy ra khoảnh khắc nổi tiếng: Tổng thống Ronald Reagan đọc diễn văn ở Bức tường Berlin, thách thức lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev "phá tan bức tường này."

Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, cùng với sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Đông Đức và Đông Âu.

Ông Bush nói đây là lúc nhớ lại các bài học của Chiến tranh Lạnh: "rằng tự do là quý giá và không thể được coi là điều nghiễm nhiên; rằng cái ác là có thật và chúng ta phải đối đầu với nó."


Tuesday, June 12, 2007

Nguyễn Vũ Bình: Việt Nam và Con Đường Phục Hưng Đất Nước


Nguyễn Vũ Bình

Sau một thời gian tăng trưởng kinh tế ở mức cao (8-9%/năm), nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ suy giảm. Năm 1998 mức tăng trưởng đạt 5,8%, năm 1999 là 5%. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1998 chỉ bằng 1/3 của năm 1997 và năm 1999 bằng 1/3 năm 1998. Vấn đề quan trọng là xu hướng giảm của tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài ngày càng rõ nét. Tình trạng tham nhũng trở thành quốc nạn tham nhũng đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân thừa nhận. Tệ nạn xã hội - nỗi đau lớn nhất của dân tộc - đang phát triển không gì ngăn cản nổi. Gần đây, người ta khám phá ra vụ buôn bán, tiêu thụ ma túy lớn nhất từ trước tới nay, vụ án được xét xử ngày 13-6 tại Nam Định.

Trước tình hình thực tế của đất nước, có hai cách nhìn nhận, lý giải và đánh giá. Theo quan điểm chính thống của Đảng và nhà nước thì rõ ràng những thành tựu mà nước ta đạt được trong thập kỷ vừa qua là vô cùng ngoạn mục. Tuy nhiên, mấy năm cuối thập kỷ, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tiền tệ châu Á, mức tăng trưởng của nền kinh tế có phần giảm sút song vẫn ở mức cao nhất khu vực và châu Á. Quốc nạn tham nhũng thì Đảng và Chính phủ, Quốc hội cũng không bao giờ quên. Bài diễn văn nào, cuộc họp nào cũng nhắc tới, thậm chí những cuộc tiếp xúc ngắn ngủi giữa lãnh đạo Đảng với dân, tham nhũng cũng bị đưa ra bàn bạc, mổ xẻ. Tệ nạn xã hội đích thị là do kinh tế thị trường (mặt trái của kinh tế thị trường). Không còn phải nghi ngờ gì nữa, chúng ta chấp nhận kinh tế thị trường cũng phải chấp nhận mặt trái của nó và tệ nạn xã hội là đương nhiên. Vấn đề là giáo dục đạo đức và khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường.

Một cách nhìn nhận khác, trái hẳn với cách nhìn nhận thông thường, chính thống. Cách nhìn nhận này thực ra đã được các nhà cách mạng lão thành, những trí thức tâm huyết với đất nước ở trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức góp ý với Đảng và Nhà nước. Cũng là điều bình thường khi người đi sau tổng hợp và phát triển với một ý chí và quyết tâm cao trên cơ sở nhận thức của bản thân.

Đến thời điểm này, tôi cho rằng Việt Nam đang đứng trước một cuộc tổng khủng hoảng lớn nhất của chế độ hiện hành. Có thể khái quát trạng thái hiện nay của tình hình đất nước là : Bế tắc về đường lối, đình trệ về kinh tế và dồn nén về xã hội. Sau đây sẽ phân tích từng vấn đề.

1 - Bế tắc về đường lối

Vấn đề lớn đầu tiên là đường lối về chính trị. Với ý thức hệ Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đưa đất nước vào ngõ cụt bởi những lý do :

Thứ nhất, hệ tư tưởng Mác- Lênin khái quát thực tế lịch sử từ trước cho đến thế kỷ XIX, hiện nay chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, không thể lấy những kết luận của thế kỷ XIX làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động ở thế kỷ XXI được.

Thứ hai, dù nói cách nào thì sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Ấu đã chứng minh ý thức hệ tư tưởng Mác- Lênin không phù hợp với lịch sử và đã bị đào thải.

Thứ ba, theo nhà toán học Phan Đình Diệu, khái niệm "Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" là một khái niệm mâu thuẫn. Chủ nghĩa xã hội, với tư cách là một thể chế xã hội (theo định nghĩa kinh điển), là một chế độ mà về mặt kinh tế phải xây dựng trên cơ sở công hữu hóa về tư liệu sản xuất, quản lý tập trung và kế hoạch hóa vv... rõ ràng mâu thuẫn với kinh tế thị trường. Mâu thuẫn trong cơ sở lý luận sẽ dẫn tới những biện pháp nửa vời trong thực tiễn hành động. Đây là lý do quan trọng nhất dẫn tới bế tắc về đường lối phát triển kinh tế hiện nay. Với quan điểm kinh tế Nhà nước (nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước) giữ vai trò chủ đạo, nền kinh tế Việt Nam không thể phát triển được. Trên thế giới chưa có một nước nào mà doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả và thực tế đau đớn của Liên Xô và các nước Đông Ấu cũng như những nước gọi là CNXH, trong đó có Việt Nam còn tồn tại chẳng phải đã là những minh chứng rõ như ban ngày hay sao ? Một vấn đề rất quan trọng nữa về đường lối, đó là đường lối hội nhập. Chúng ta đều biết rằng, sự phát triển của một nền kinh tế ngày nay không thể tách rời khỏi sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới. Để thu hút vốn, kỹ thuật và trình độ quản lý cho phát triển kinh tế thì hội nhập là yêu cầu tuyệt đối đối với bất cứ nền kinh tế nào. Song hội nhập lại đòi hỏi các nền kinh tế phải đáp ứng đầy đủ những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Và bất kỳ nền kinh tế nào đi ngược lại hoặc chưa bảo đảm về cơ bản các nguyên tắc thị trường đều bị tổn thương trong quá trình hội nhập. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tiền tệ châu Á vừa qua đã chứng minh rất rõ luận điểm này. Theo tôi, các nước vừa qua bị khủng hoảng do đã vi phạm hai nguyên tắc rất quan trọng của nền kinh tế thị trường, đó là : Thị trường phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế và tính minh bạch và trung thực của thông tin trong nền kinh tế thị trường. Như vậy, với nền kinh tế nước ta hiện nay, các nhà lãnh đạo đều cảm nhận được sự nguy hiểm của hội nhập và chính vì vậy đã dẫn tới sự nửa vời, bị động và bế tắc trong đường lối hội nhập.

2 - Đình trệ về kinh tế

Báo cáo kinh tế của Viện Kinh tế học cuối năm 1999 đã đưa nhiều số liệu về việc tồn đọng một số sản phẩm cơ bản của nền kinh tế như : xi măng, sắt, thép, phân bón, đường,vv... cũng như tình hình thất nghiệp rất lớn trong các doanh nghiệp hiện nay. Đó là một trong những biểu hiện đình trệ của nền kinh tế. Nhưng quan trọng hơn là đi vào tìm hiểu bản chất của nền kinh tế nước ta hiện nay. Thú thực, là một người Việt Nam nhưng tôi không thể vui mừng được trước những cái gọi là thành tựu của công cuộc đổi mới như tăng trưởng kinh tế 8-9%, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 33% xuống còn 17% theo số liệu chính thức. Ở đây chưa bàn đến phương pháp thống kê (tính GDP) cũng như định nghĩa về hộ đói nghèo mà vấn đề là những gì đang diễn ra đằng sau những con số đó. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế có một khuyết điểm rất lớn là nó không chỉ cho người ta biết được khả năng thanh toán hay khả năng trả nợ của một nền kinh tế - và đây là điểm quan trọng nhất. Tôi hình dung nền kinh tế Việt Nam như một quỹ tín dụng nhân dân khổng lồ (dân gian gọi là chủ hụi) chưa bị vỡ nợ. Đặc điểm của những quỹ tín dụng này là khả năng che đậy thực lực tài chính bằng phương pháp vay của người sau trả cho người trước và nó chỉ bị vỡ tung khi bị phát hiện hoặc không vay được nữa.

Theo số liệu công bố chính thức, tổng số nợ của nước ta là 11 tỉ USD, nhưng số nợ thực có thể là gấp rưỡi hoặc gấp đôi (xấp xỉ 20 tỉ USD), tức là số nợ gần tương đương hoặc bằng 2/3 tổng sản phẩm quốc nội của nước ta. (GDP của Việt Nam khoảng 30 tỉ USD nhưng có người nhận định chỉ vào khoảng 20 tỉ USD). Nhưng vấn đề quan trọng là một nền kinh tế không có hiệu quả (sẽ phân tích), với đường lối và phương thức phát triển như hiện nay thì khả năng trả nợ sẽ là con số không ! Điều này lý giải tại sao tất cả những số liệu, thông tin về vấn đề này đều thuộc bí mật quốc gia. Xin lấy một ví dụ cụ thể về hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Theo số liệu của Báo cáo kinh tế của Viện Kinh tế học thì số nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta là 7% trên tổng dư nợ, cộng với 7% khoanh nợ cho các doanh nghiệp nhà nước là 14% (theo các chuyên gia nước ngoài là 23-25%). Trong khi đó, bất kể ngân hàng nào trên thế giới, số nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 5% thì ngân hàng đó đã phải phá sản ! Như vậy hệ thống ngân hàng của nước ta có số nợ quá hạn cao gấp 3 đến 5 lần giới hạn cho phép mà vẫn tồn tại ung dung, vui vẻ. Điều mấu chốt là những thông tin này phải được giữ bí mật, nhất là đối với những người gửi tiền vào ngân hàng. Vấn đề đói nghèo cũng có kịch bản tương tự. Đằng sau những con số mỹ miều về thành tích xóa đói giảm nghèo là cuộc sống cùng cực của những người công nhân, nông dân, những người lao động. Bởi vì những con số chỉ phản ánh được mức tăng đơn thuần về lượng của thu nhập mà không biết tới một chu kỳ "tiêu dùng mới" của toàn xã hội trong những năm qua. Trong 10 năm (1990-1999) qua, chúng ta đã bước sang một chu kỳ tiêu dùng mới với những chi tiêu cho giáo dục, y tế, những khoản đóng góp mới, với chi tiêu cho những hủ tục ở nông thôn mới trỗi dậy và những khoản tiêu cực phí cho bất kỳ công việc nào,vv... Những con số tăng lên nhỏ nhoi về thu nhập liệu có lấp đầy những chi phí phát sinh trong chu kỳ tiêu dùng mới của nhưng hộ đói nghèo ? Có nên tự hào về những con số đó không khi mà những gia đình này phải có những khoản tiền khổng lồ đối với họ thì con họ mới học lên được trung học và đại học.

Tình trạng đình trệ về kinh tế được phân tích rất rõ trong Báo cáo kinh tế của Viện Kinh tế học. Nguyên nhân trực tiếp của việc tồn đọng những sản phẩm cơ bản là do chi phí sản xuất quá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân về cơ cấu - mục tiêu là do : thứ nhất, phần lớn lượng vốn xã hội đầu tư vào khu vực doanh nghiệp nhà nước không có hiệu quả "Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sử dụng hơn 80% lượng vốn xã hội, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và đóng góp vào ngân sách nhà nước nhưng khả năng tích luỹ còn rất hạn chế. Trên thực tế, tổng số nợ của DNNN năm 1999 đã lên tới khoảng 200.000 tỉ đồng. Nếu tính đầy đủ những khoản như xóa nợ, khoanh nợ không phải thanh toán, bao cấp lãi suất, vv... thì các DNNN này chẳng những không tạo ra được tích lũy mà còn khó tái tạo được nguồn vốn ban đầu . Dù muốn lập luận như thế nào chăng nữa hơn 80% lượng vốn xã hội sử dụng theo phương cách trên vẫn là nguyên nhân của tình trạng giảm sút tăng trưởng và kìm hãm cầu" -- (Tạp chí Cộng sản, số 2, tháng 1-2000, trang 32) ; Thứ hai, khu vực kinh tế tư nhân không phát triển được. Chúng ta đều biết, kinh tế tư nhân là động lực phát triển của tất cả các nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới. Khu vực kinh tế này không phát triển được thì nền kinh tế cũng không thể phát triển.

Có ba nguyên nhân quan trọng làm cho khu vực kinh tế tư nhân không phát triển. Một là, không thừa nhận sở hữu tư nhân dẫn tới việc tư nhân kinh doanh không được bảo đảm và bảo vệ bằng pháp luật. Hai là, kinh tế thị trường chưa chín muồi (chưa tạo lập đầy đủ và đồng bộ các thị trường), chưa có hệ thống pháp luật cho kinh tế thị trường phát triển, dư luận xã hội đối với kinh tế tư nhân còn nhiều nặng nề, định kiến. Ba là, sự méo mó của hoạt động sản xuất kinh doanh do việc ưu tiên quá mức cho các DNNN.

Với hai nguyên nhân cơ cấu-mục tiêu nêu trên, nền kinh tế nói chung không có hiệu quả. Kết hợp với việc sụt giảm đầu tư nước ngoài và đường lối hội nhập bế tắc, sự đình trệ của nền kinh tế là một tất yếu.

3 - Dồn nén về xã hội

Đối với mỗi một nhà phân tích có lương tâm, vấn đề xã hội của đất nước hiện nay là nỗi đau lớn nhất bởi tính chất nghiêm trọng và khả năng khôi phục cực kỳ khó khăn, lâu dài của nó. Có thể nói, những nền tảng cơ bản của xã hội Việt Nam đã bị phá hủy hoàn toàn. Điều này thể hiện trên những phương diện sau :

- Tính trung thực xã hội đã bị phá hủy hoàn toàn. Tính trung thực xã hội là nền tảng quan trọng nhất để một xã hội phát triển lành mạnh. Song, chúng ta đều biết rằng, qua thời gian tính trung thực xã hội đã biến mất. Trước hết, sự không trung thực bắt nguồn từ hệ thống chính trị, thẩm thấu vào hệ thống quản lý và lan tỏa ra toàn xã hội. Một đặc trưng của xã hội hiện nay là không một ai nói thật và rất sợ sự thật. Không phải ngẫu nhiên mà phương châm hành động của Đại hội VI là nói đúng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật và đánh giá đúng sự thật.

- Đạo đức xã hội đã bị phá hủy nghiêm trọng. Những quan hệ xã hội, trong đó quan hệ con người với con người là cơ bản, và quan hệ tình cảm hợp thành nền tảng đạo đức xã hội đều bị phá hủy nghiêm trọng bởi sự ra đời và lên ngôi của một thứ quan hệ "đồng chí". Thực ra quan hệ "đồng chí" không có nội dung xã hội và không thể tồn tại, song chính vì vậy mà nó đã tồn tại bằng một sự lên gân và tiêu diệt các mối quan hệ khác. Không có gì ngạc nhiên khi ngày nay người ta thường gọi những người mà mình ghét và khó chịu là "đồng chí". Trải qua một thời gian dài, khi mà quan hệ đồng chí không còn nữa thì cũng là lúc mà những quan hệ khác đã bị phá hủy hoàn toàn.

- Những giá trị xã hội và thước đo giá trị xã hội đã bị đảo lộn. Bằng sự can thiệp sâu rộng của chính trị vào tất cả các lĩnh vực và trên mọi phương diện, đến nay những giá trị xã hội và thước đo giá trị xã hội đã bị đảo lộn hoàn toàn. Những gì là đúng, là sai, là hay, là dở không thể nào thống nhất và phân biệt được. Con người nào là tài, là giỏi, là dốt, là cơ hội,vv... không có thước đo xã hội làm chuẩn mục đánh giá. Đây đúng là bi kịch của xã hội Việt Nam bởi vì chúng ta không thể nào huy động và sử dụng được những con người tài giỏi, trí tuệ nhất của đất nước để thoát ra khỏi tình trạng hiện nay .

- Con người bị tha hóa. Biểu hiện cuối cùng và cao nhất về sự xuống cấp xã hội là sự tha hóa của con người. Người ta không được phép nói ra những điều mình suy nghĩ, hành động theo những gì người ta cho là đúng, tức là mình không phải là mình. Có người nói rằng, con người ngày nay là con người nhị nhân cách, song theo tôi thì những người nhị nhân cách đó là những người không có nhân cách. Làm sao mà có nhân cách được trong khi tất cả các phát biểu chính thức, những cuộc họp, hội thảo anh nghĩ một đằng lại nói một nẻo.

Lý giải nguyên nhân của tất cả những vấn đề xã hội nêu trên là một điều hết sức khó khăn. Song cũng có một vài điều để chúng ta suy nghĩ về nguyên nhân. Tuyệt đối hóa mục đích trong các hoạt động thực tiễn, tức là phải đạt được mục đích bằng mọi biện pháp, mọi giá, không cần xem xét tới hậu quả - có thể là nguyên nhân khởi nguồn, đầu tiên. Tuyệt đối hóa quyết định cấp trên - mệnh lệnh, một nguyên tắc của chiến tranh được đưa vào quản lý xã hội. Và cuối cùng, kết hợp với ảo tưởng về một xã hội dựa trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất.

Trên nền của một xã hội như vậy, số lượng ngày càng tăng của tội phạm và tính chất man rợ và nghiêm trọng của tội ác không phải là điều gây quá nhiều ngạc nhiên. Vấn đề là hiện nay đang có sự dồn nén đặc biệt về xã hội được tạo ra bởi những khó khăn của nông dân, công nhân, những ức chế của giới trí thức, những hoài nghi và lo lắng của cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí. Có ba nguyên nhân dẫn tới những dồn nén xã hội.

* Một là, Điều kiện sống, sinh hoạt khổ cực của nông dân và công nhân. Điều này không cần dẫn chứng và phân tích nhiều bởi vì đối với công nhân, tình trạng không có việc làm và thu nhập thấp là phổ biến và rõ như ban ngày. Đối với nông dân, sự cùng cực và dồn nén đã bùng nổ ở Thái Bình mà nguyên nhân cơ bản của nó đã được phân tích hoàn hảo trong bài "Từ thực tế một xã, suy ngẫm về sự đóng góp của nông dân" của Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Trọng đăng trên Tạp chí cộng sản số 16, tháng 8-1997. Trong bài báo có hai điều cần lưu ý, đó là sự dư thừa của lực lượng lao động từ 50-60% ở vùng đồng bằng sông Hồng. Điều này phản ánh sự bế tắc trong việc tạo lập môi trường làm ăn thuận lợi cho nông dân. Thứ hai là mức đóng góp rất lớn của nông dân từ 13-21 khoản chiếm tới trên 70% thu nhập, dẫn tới thu nhập thực tế của nông dân ở mức cực kỳ khốn khổ: 28.400 đồng/người/tháng của lao động thuần nông và 40.000 đồng/người/tháng cho người có thêm thu nhập phụ (điều này phản ánh chính sách hà khắc đối với nông dân). Với mức thu nhập thấp, cộng với những tiêu cực phát sinh ở địa phương (cán bộ tham ô, tham nhũng, hách dịch...) những người nông dân Thái Bình nổi dậy đã thực sự cảnh báo nguy cơ tổng khủng hoảng của toàn xã hội.

* Hai là, Bất công xã hội do sự phân hóa giàu - nghèo, giữa nông thôn và thành thị đang diễn ra ngày càng sâu sắc. Trong khi những người nông dân ở nông thôn, những người công nhân đang vật lộn với cuộc sống khổ cực thì lại có một tầng lớp mới (tuyệt đại bộ phận là những kẻ có chức, có quyền nằm trong bộ máy Nhà nước, Đảng) giàu nứt đố đổ vách, ăn tiêu xa xỉ cả đời không hết của. Trong khi hàng tiêu dùng bão hòa ở thành thị thì người nông dân ở nông thôn vẫn rách rưới, thiếu thốn và không thể nào mua nổi. Pháp luật chỉ nghiêm minh đối với những người thấp cổ bé họng và nghèo khổ nhưng lại né tránh những kẻ có quyền và có tiền.

* Ba là, Cảm nhận về sự bế tắc của tương lai. Đối với người nông dân và công nhân, người ta không nhìn thấy một tương lai khả quan nào về việc làm cũng như cải thiện thu nhập của họ. Giới trí thức và những người có tâm huyết với đất nước cũng không nhìn thấy một tia sáng nào dưới đường hầm tăm tối của đường lối phát triển đất nước hiện nay. Việc không nhìn thấy lối thoát đã góp phần tạo ra sự thụ động xã hội và cuối cùng là sự dồn nén xã hội.

Trên đây là những khái quát và phân tích về tình hình đất nước. Song tất cả thực trạng này mới chỉ là tiền đề cho sự thay đổi có tính chất cách mạng của xã hội Việt Nam. Nếu dựa vào kinh nghiệm rút ra từ những nước thay đổi chế độ trong vòng 15 năm trở lại đây, chúng ta không nhìn thấy tương lai của sự thay đổi. Ở Việt Nam, sự thay đổi chế độ bắt nguồn từ sự thay đổi đường lối chính trị do những người lãnh đạo cao nhất khởi xướng bị loại trừ hoàn toàn. Mặt khác, sự sụp đổ về kinh tế dẫn tới động loạn xã hội và thay đổi về chính trị (như Anbani và Indonexia) rất khó xảy ra bởi khả năng can thiệp và tinh thần cảnh giác cao của Nhà nước trước những biến động kinh tế. Vậy thì phải chăng là sự gia tăng của ba yếu tố khó khăn kinh tế, dồn nén xã hội, sự phân hóa của tầng lớp lãnh đạo cùng với sự xuất hiện của lực lượng đối lập sẽ là câu trả lời về sự thay đổi của đất nước.

Đứng trước tình hình hiện nay, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì ? Liệu Đảng Cộng sản có khả năng tự thay đổi mình và xoay chuyển được tình thế để vẫn giữ được vị trí lãnh đạo đất nước trong tương lai không ? Câu trả lời là không và có.

- Không : Tất cả sự lựa chọn và thay đổi khó khăn nhất của Đảng CS tập trung vào hai điểm mấu chốt là Doanh nghiệp Nhà nước và chống tham nhũng. Nếu từ bỏ được quan điểm DNNN giữ vai trò chủ đạo, đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế tư nhân, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế của đất nước và chống được tham nhũng, đồng nghĩa với việc làm trong sạch Đảng và lấy lại được uy tín trước nhân dân thì Đảng CS vẫn ung dung một mình lãnh đạo đất nước tiến vào thế kỷ XXI . Nhưng than ôi ! điều đó nằm ngoài khả năng hiện thực. Bởi vì loại bỏ DNNN cũng chính là từ bỏ lợi ích sống còn của tầng lớp lãnh đạo, lợi ích được bao phủ bởi vẻ đẹp huyền ảo (không ai hiểu được) của định hướng XHCN, của con đường đi lên CNXH hiện nay. Còn chống tham nhũng ư ? tham nhũng ở Việt Nam là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan, bán tước nở rộ hiện nay. Liệu ĐCS có thể chống được tham nhũng không ?!?

- Có : Trước khi trả lời câu hỏi, cần phải có sự thống nhất về nhận thức. Nếu cho rằng tình hình đất nước hiện nay chỉ là những khó khăn tạm thời, không liên quan gì tới bản chất chế độ, thì không có gì phải bàn ở đây. Song nếu Đảng CS nhận thức được nguy cơ thực sự của tình hình đất nước, khả năng thay đổi chế độ xã hội trong tương lai gần là có thực và không tránh được, thì vấn đề là Đảng phải làm gì để tự thay đổi và giữ được khả năng lãnh đạo (tất nhiên là không phải độc quyền lãnh đạo nữa) trong điều kiện ổn định của xã hội. Trong tình hình như vậy, Đảng CS phải có một quyết tâm và một sự hy sinh cực kỳ to lớn nhưng cần thiết. Đó là Đảng CS cần tự đặt mình vào thử thách sống còn trước khi bị xã hội làm điều đó. Và tôi tin rằng nếu Đảng CS thực sự vì dân, vì nước, thực sự muốn lấy lại lòng tin của nhân dân để tiếp tục lãnh đạo đất nước thì quyết định duy nhất đúng hiện nay là từ bỏ độc quyền lãnh đạo, đồng ý thực hiện đa nguyên tư tưởng, đa đảng đối lập. Tôi xin phân tích thêm ý nghĩa của quyết định này .

Nếu quyết định này (đồng ý thực hiện đa nguyên, đa đảng) chỉ là giải pháp để giữ vị trí lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam trong giai đoạn nhất định, thì đối với lịch sử của đất nước, nó lại là một quyết định, một chiến công vĩ đại nhất từ trước tới nay. Nhìn lại toàn bộ lịch sử nước ta, truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt nhưng nhân dân chưa bao giờ được tự do, đất nước chưa một ngày có dân chủ. Hiện nay đất nước đang ở thời điểm quyết định cho bước chuyển biến lớn nhất của lịch sử, và lịch sử đang trao trọng trách cho tất cả chúng ta. Chúng ta, trước hết là ĐCS, cần phải nắm bắt và khai thác được thời cơ có một không hai này để mở ra cho toàn xã hội một chân trời mới của sự phát triển. Tôi tin tưởng tuyệt đối và mãnh liệt rằng, dù có bất kỳ trở ngại nào, dù ý muốn chủ quan của bất kỳ cá nhân nào, lực lượng nào cản trở, dân tộc Việt Nam vẫn đi tới đích của lịch sử : Tự do của cá nhân và Dân chủ cho toàn xã hội.

Là một người dân Việt, với nhận thức về tình hình đất nước và xu thế không thể đảo ngược, tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là làm sao góp phần giảm thiểu tối đa những tổn thất mà nhân dân phải gánh chịu, nảy sinh từ bước chuyển biến đau đớn nhưng đầy vinh quang sắp tới. Lý do cũng rất đơn giản, một thay đổi lớn của lịch sử nếu không có sự chuẩn bị về tinh thần của nhân dân sẽ rơi vào hỗn loạn, dẫn tới hậu quả khôn lường cho xã hội. Chính vì vậy, cần có một lực lượng đối lập ngay trong lòng xã hội hiện nay để một mặt, thúc đẩy tất cả các yếu tố sẵn có đi tới chín muồi và mặt khác, cùng với thời gian và sự thay đổi, tạo ra nền tảng vững chắc cho một cơ cấu dân chủ trong tương lai (tránh tình trạng như nước Nga, khi thay đổi chế độ không có một chính đảng thực sự thay thế dẫn tới việc kéo dài thời gian xây dựng thiết chế dân chủ).

Trên tinh thần đó, Tôi đã làm đơn (có gửi kèm) xin thành lập đảng Tự do - Dân chủ. Xin trình bày một số nét sơ lược về đảng Tự do - Dân chủ cũng như suy nghĩ của bản thân về con đường phát triển đất nước.

Đảng Tự do - Dân chủ có mục đích tự thân là đấu tranh cho Tự do cá nhân và Dân chủ xã hội. Trong bất kỳ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, nếu Đảng không còn đấu tranh cho Tự do và Dân chủ, thì Đảng sẽ không còn là đảng Tự do - Dân chủ. Mục tiêu cơ bản và lâu dài của đảng Tự do - Dân chủ là xây dựng một xã hội : Nhân dân tự do - giàu có, Quốc gia hùng mạnh, Xã hội dân chủ - công bằng - văn minh.

Để thực hiện được mục tiêu cao đẹp trên, cần xây dựng được tiền đề, nội dung và điều kiện cho sự phát triển đất nước. Đó là : Dân chủ hóa xã hội, Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và phát triển, Quốc tế hóa mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội .

a/ Dân chủ hóa xã hội. Nói tới dân chủ hóa xã hội là phải tôn trọng những nguyên tắc chung của dân chủ, tức là phải thừa nhận những quyền cơ bản của con người, quyền công dân mà bất kỳ chế độ dân chủ nào cũng phải thừa nhận. Đó là quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc, quyền được tự do ứng cử và bầu cử. Mặt khác, cần xây dựng hệ thống luật pháp làm nền tảng cơ bản cho chế độ chính trị dân chủ. Một luật pháp cần bảo đảm được những quyền con người và quyền công dân cơ bản, bảo đảm được sự phát triển và thay đổi bằng tiến hóa trong ổn định và quan trọng nhất là tạo ra khả năng lựa chọn cái tốt nhất cho đất nước. Điều cần lưu ý là xây dựng chế độ dân chủ phải là một quá trình liên tục, tự điều chỉnh, tự bổ sung và hoàn thiện. Cần huy động được sự cống hiến của mọi người, không loại trừ người nào trong quá trình thực hiện dân chủ.

b/ Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường thì quyền tư hữu tài sản là nền tảng phát triển, quyền sở hữu trí tuệ là động lực phát triển. Cần phải tuyệt đối bảo đảm và bảo vệ hai quyền này bằng luật pháp. Đồng thời tuân thủ nguyên tắc số một của kinh tế thị trường là : thị trường phân bổ có hiệu quả các nguồn lực. Nền kinh tế hiện đại gắn liền với xã hội thông tin, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Với tiềm năng trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người Việt Nam, chúng ta hy vọng một sự bùng nổ khi mỗi một cá nhân được tự do phát triển.

c/ Quốc tế hóa các hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện để phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới . Xét trên góc độ hội nhập, đó là việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm phát huy văn hóa dân tộc lên tầm cao mới. Xét trên giác độ toàn cầu hóa, đó là thực hiện sự luân chuyển tự do của các yếu tố : nhân lực, thông tin, vốn, kỹ thuật. Trong điều kiện hiện nay, đẩy mạnh quốc tế hoá các hoạt động trên mọi lĩnh vực chính là điều kiện để thực hiện dân chủ hoá xã hội và xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại .

***

Bài viết này tập hợp tất cả trí tuệ và tâm huyết của bản thân tôi. Với tâm niệm rằng, cần phải có một đảng chân chính và trung thực ngay từ buổi đầu thành lập, bằng phương thức đấu tranh công khai và hoà bình cho Tự do và Dân chủ ở Việt Nam. Tôi biết rằng, có thể tôi sẽ phải hy sinh nhưng vẫn tin tưởng tuyệt đối là : Lịch sử sẽ sang trang, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ được hưởng Tự do và Dân chủ trong một tương lai không xa nữa. Và trên nền của Tự do và Dân chủ, nhân dân Việt Nam sẽ làm cho cả thế giới phải kinh ngạc về dân tộc mình, đất nước mình không kém những gì họ đã làm trong lịch sử.

Đơn xin thành lập Đảng Tự Do - Dân chủ của Nguyễn Vũ Bình

Kính gửi : Ông Trần Đức Lương

Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đồng kính gửi : Ông Nông Đức Mạnh

Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tên tôi là : Nguyễn Vũ Bình, phóng viên Tạp chí Cộng sản, thường trú tại số nhà 26, tổ 67b, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình đất nước, tôi có nhận thức rằng Việt Nam hiện nay đang đứng trước một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị và xã hội. Theo nhận định của tôi, trong tương lai không xa nữa, sẽ có một sự thay đổi lớn của lịch sử đất nước và đó chính là sự thay đổi về chế độ xã hội. Việc có một lực lượng đối lập, mà đại diện là một chính đảng trong lòng xã hội hiện nay là yêu cầu bức thiết và tất yếu để giảm thiểu những tổn thất mà nhân dân phải gánh chịu trong quá trình thay đổi. Trên cơ sở nhận thức như vậy, tôi mạnh dạn làm đơn này, đề nghị và kính mong các Ông, vì tương lai đất nước, vì lợi ích của dân tộc, cho phép tôi thành lập đảng Tự Do - Dân Chủ.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 2000

Người làm đơn

Nguyễn Vũ Bình

Một bông hồng cho Nguyễn Vũ Bình và một bông hồng cho cuộc vận động dân chủ hoá nước nhà

Phạm Đỉnh

“… Nguyễn Vũ Bình là điển hình cho ý thức tự do và dân chủ bừng nở của thế hệ thanh niên Việt Nam lớn lên trong lòng chế độ …”

Thế là sau những cuộc mặc cả kì kèo giữa hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam, chuyến đi thăm Hoa Kỳ vào hạ tuần Tháng Sáu năm nay của ông Chủ tịch nước Việt Nam sẽ được ngã giá với việc trả tự do cho Nguyễn Vũ Bình. Và có thể có những “món quà” ngoạn mục khác tiếp sau. Đã thành lệ rồi, nhà nước Việt Nam dành sẵn một vài phong bì để đón tay các “bè bạn quốc tế” ngõ hầu có thể tranh thủ vài món hàng sẽ mang lại nhiều lời lãi về sau. Lần này cũng thế.

Công luận Việt Mỹ đều rõ là chuyến đi Hoa Kỳ của ông Triết lần này chủ yếu là để mở đường “làm ăn” cho giới kinh doanh Việt Nam. Về phần Hoa Kỳ cũng thế, họ cần mở lối cho giới doanh nhân Hoa Kỳ đặt chân đứng vững vàng trong thời mới này chứ. Khi sang Việt Nam dự hội nghị APEC vào Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Bush đã đón tay khá hậu hĩnh cho nhà nước Việt Nam, từ chuyện rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC đến việc thông qua quy chế PNTR, rồi đến việc cho Việt Nam gia nhập WTO, Hoa Kỳ đã rất hào phóng rồi còn gì!

Cho nên những ngày vừa qua có thể xem như là cuộc mặc cả so kè bớt một thêm hai giữa hai bạn hàng mà thôi. Chỉ phiền một nỗi là người ta đem những con người đã nuôi lí tưởng dân chủ nhân quyền làm lẽ sống ra làm món hàng đổi chác, y như lời một bài viết gấn đây trên trang Thông Luận [1].

Nhưng có hề gì! Tập hợp dân tộc mới của những người con đất nước đang góp phần cho công cuộc vận động dân chủ hoá nước nhà sắp chào đón Nguyễn Vũ Bình trở về cùng mọi người. Anh là một người tù chính trị bị biệt giam suốt mấy năm trời nay. Nguyễn Vũ Bình là điển hình cho ý thức tự do và dân chủ bừng nở của thế hệ thanh niên Việt Nam lớn lên trong lòng chế độ gọi là “dân chủ gấp triệu lần”.Tập đoàn lãnh đạo hiện nay rất sợ những con người như thế: họ được giáo dục để trở thành một cái máy-người chỉ biết phục tùng, nhắm mắt mà hô khẩu hiệu, mở miệng ra là “ơn đảng, ơn bác”…; nhưng những thanh niên như Nguyễn Vũ Bình đã đứng thẳng bằng đôi chân mình, suy nghĩ bằng chính khối óc biết thế nào là tư duy độc lập. Anh phải tù biệt giam ròng rã suốt mấy năm nay chính là vì cái “tội” như thế đấy thôi!

Nguyễn Vũ Bình về với đời tự do là một thắng lợi của dân chủ trước chế độ độc tài. Thắng lợi này thật hơn tất cả những chuyện tranh cãi về chuyện Triết đi Mỹ hay không, hoặc chuyện Bush quan tâm đến dân chủ cho Việt Nam hay không.

Sớm hay muộn là tuỳ ở sự bừng thức của nhà cầm quyền hiện nay mà thôi, nhưng sẽ phải đến ngày mà những thanh niên nuôi lí tưởng sống cho dân chủ và nhân quyền phải được trả tự do. Những Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, những Huỳnh Nguyên Đạo, Lê Nguyên Sang, hay Nguyễn Bắc Truyển, Trần Quốc Hiền… và đông đảo những thanh niên Việt nam khác góp phần vào công cuộc dân chủ hoá nước nhà mà nay đang còn bị giam hãm trong nhà tù dù là có xử án hay không, tất cả những anh em đó đều phải được trả tự do, như đã trả lại cho Nguyễn Vũ Bình. Lí do rất đơn giản: đó là việc làm rất có ơn ích cho chính nhà nước, trước khi nó là ơn ích cho chính những công dân vô tội đang bị cầm tù, và sau đó là ơn ích cho cộng đồng dân tộc. Ơn ích chỉ đơn giản là vì những người vừa kể là những công dân tiền phong cho một tương lai mới của đất nước. Họ lên đường về hướng tương lai chỉ vỏn vẹn với ý thức mới về tự do, dân chủ và về nhân quyền. Đó chính là cửa ngõ đích thực cho tương lai phát triển bền vững của đất nước.

Mặc dầu những con người như Nguyễn Vũ Bình và các bạn trẻ theo gương anh đã tiến hành cuộc vận động cho tương lai chỉ bằng phương thức ôn hoà, bất bạo động, nhà nước này đã phản ứng lại bằng lối ứng xử bạo động triệt để: biệt giam Nguyễn Vũ Bình từ ngày bị bắt đến nay, bắt bớ giam cầm không xét xử những công dân trẻ khác bằng cách quy cho họ những tội trạng bịa đặt, hoặc dựng ra một vài phiên toà vội vã nhằm mục đích trấn áp. Nhưng lối hành xử như thế là vô đạo, là phản động, vì nó chứng thực với công luận là nhà nước này không biết tôn trọng hiến pháp, luật pháp mà họ thiết lập, họ cũng không hề mảy may chấp hành các công ước quốc tế về quyền con người mà chính họ tham gia kí kết.

Đằng sau tất cả những phản ứng đầy tính bạo động của nhà nước gọi là “dân chủ gấp triệu lần” này là não trạng độc tài, và sợ hãi dân chủ.

Nhưng đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam cố tình quay đầu ngoảnh mặt lại với xu thế của thời đại là đối thoại, dân chủ và nhân quyền. Nói cho đúng thì từ hai mươi năm nay, đảng cộng sản và nhà nước này đang tìm cách khoác chiếc áo dân chủ và nhân quyền để đi chào mời làm thân với thế giới. Họ dùng các chiêu bài “phát triển kinh tế”, “mở cửa”, “hội nhập thế giới” để cố tình che giấu một yêu cầu khẩn thiết của thời đại là tự do, dân chủ và nhân quyền. Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của ông Triết trong thời gian sắp tới chỉ là một động thái mới nhất của một nhà nước đang muốn ve vãn tư bản phương tây để nuôi béo chế độ độc tài đảng trị.

Trong cuộc ve vãn mặc cả sặc mùi thương mại này, nhà nước Việt Nam đã phải dùng đến ván bài nhân quyền để đổi chác với Mỹ. Đối với họ, những con người như Nguyễn Vũ Bình chỉ là một món hàng đổi chác để kiếm lãi. Cũng tốt thôi. Điều này chứng tỏ là nhà cầm quyền Việt Nam không thể lộng hành với trò chơi đàn áp dân chủ mà không thèm đếm xỉa đến dư luận thế giới. Nhân dân Mỹ và châu Âu dân chủ sẽ không chấp nhận chơi chung với những kẻ cầm quyền lại thẳng thừng đàn áp con người tại quốc gia mình. Nhà nước Việt Nam chưa hiểu hết luật chơi dân chủ quốc tế, đã điên cuồng mở đợt trấn áp mạnh mẽ suốt từ thời gian tổ chức APEC (tháng 11/2006) đến nay, trước khi buộc phải đeo bao tay nhung để đi chào hàng thế giới.

Những con người tiên phong của thế hệ hôm nay đang dấn thân cho tương lai ấy mà phải chịu giam cầm tù đày và trấn áp bằng bạo lực. Vì quyền lợi kinh tế, nhà nước đành phải chấp nhận đổi chác bằng “món quà” nhân quyền. Hiểu được lối ứng xử của nhà nước độc tài này, những người dân chủ không hề ảo tưởng về “lòng tốt” của những kẻ độc tài từ trong máu. Con đường dân chủ và nhân quyền để mở về tương lai vẫn còn nguyên vẹn gian khó và đòi hỏi cả ý thức và ý chí. Thắng lợi hôm nay chỉ là một thành tựu nhỏ của một hành trình dài.

Trong chuyến đi Hoa Kỳ lần này của phái đoàn nhà nước Việt Nam, trò “đổi chác” rất sặc mùi con buôn có thể đem lại chút thành quả kinh tế cho giới doanh nhân liên doanh với ban lãnh đạo chính trị theo đường lối mafia đỏ. Nhưng con bài này sẽ không thể dùng đi dùng lại mà không cháy túi. Nhà nước Việt Nam cần nhận thức rằng: phát triển kinh tế không bao giờ là cái đích sau cùng của phát triển đất nước một cách bền vững và lâu dài. Từ nghìn xưa đến nay, chẳng kể là phương Đông hay phương Tây, nhà chính trị đúng nghĩa vẫn là những con người biết lo trước cả ba mặt của cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Đó là lo lắng sức khoẻ cho dân, lo phát triển kinh tế cho dân, và lo cho đời sống tinh thần của nhân dân (”thứ chi, phú chi, giáo chi”). Kinh tế không thể thay thế cho đáp án đầy đủ cho bài toán chính trị lành mạnh.

Qua kinh nghiệm cuộc “đổi chác” món quà nhân quyền lần này, nhà nước Việt Nam cần rút ngay hai bài học cơ bản về chính trị cầm quyền hôm nay: Một là sự trấn áp bạo lực mà thế lực công an trị trong guồng máy nhà nước đang thao túng sẽ chỉ là hành vi bôi nhọ vị thế của quốc gia Việt Nam trước công luận thế giới. Hai là hãy sớm ý thức rằng ngày nào mọi người dân Việt Nam chưa có tự do và nhân quyền, ngày nào đất nước chưa có dân chủ, thì ngày ấy có nhà cao cửa rộng, có miếng ăn cao lương mĩ vị cũng chẳng qua là kiếp nộ dịch mà thôi.

Saturday, June 9, 2007

Tổng thống Bush kêu gọi trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến trên thế giới, cả ở Việt Nam


2007.06.07

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tổng thống Hoa Kỳ Geogre W. Bush kêu gọi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các nhân vật bất đồng chính kiến tại một số quốc gia độc tài trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trà Mi có thêm chi tiết.

Tổng thống Bush phát biểu tại hội nghị về dân chủ được tổ chức ở thủ đô Pra-ha, Cộng hoà Czech hôm 5-6-2007. AFP PHOTO

Trong bài diễn văn đọc tại hội nghị về dân chủ được tổ chức ở thủ đô Pra-ha, Cộng hoà Czech, hôm thứ ba vừa qua, người đứng đầu Nhà Trắng ca ngợi lòng dũng cảm của các nhà bất đồng chính kiến hiện đang bị sách nhiễu, tù đày ở các quốc gia độc tài như Việt Nam, Cuba, Miến Điện, hay Belarus.

Đồng thời, ông yêu cầu trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho những tiếng nói yêu chuộng tự do và tranh đấu cho dân chủ như Alexander Kozulin của Belarus, Aung San Suu Kyi của Miến Điện, và linh mục Nguyễn Văn Lý của Việt Nam.

Ông Bush nói rằng ông mong đợi một ngày nào đó, trong một cuộc hội nghị như thế này có sự hiện diện của những anh hùng dân chủ ấy.

Khi đề cập về tình trạng đàn áp dân chủ trên thế giới, ông Bush cũng không quên nhắc tới tình hình nhân quyền tại Việt Nam, với hàng loạt các cuộc bắt bớ gần đây, bỏ tù những ai công khai cổ võ cho quyền tự do tôn giáo và tự do bày tỏ quan điểm chính trị bất đồng.

Ông Bush còn khẳng định rằng nếu như bênh vực cho quyền tự do trên thế giới khiến cho ông bị coi là một người “bất đồng chính kiến” thì ông cảm thấy hãnh diện với cái biệt danh đó, tự hào được làm một “vị tổng thống bất đồng chính kiến”.

Quỹ hỗ trợ những người tranh đấu cho nhân quyền

Tổng thống Bush phát biểu rằng đối với Người Mỹ, những nhà bất đồng chính kiến hôm nay chính là những nhà lãnh đạo dân chủ của tương lai. Vì vậy, Hoa Kỳ đang có những kế hoạch mới nhằm củng cố sự ủng hộ đối với các nhà dân chủ trên thế giới.

Trong số này, có việc thành lập Quỹ hỗ trợ những người tranh đấu cho nhân quyền, với mục tiêu hỗ trợ tài chánh giúp những người hoạt động dân chủ có điều kiện thuê mướn luật sư bảo vệ khi ra toà, và trợ giúp những người tù lương tâm bị hành hạ, bệnh tật trong nhà lao có thêm chi phí thuốc men chữa trị.

Ngoài ra, ông Bush cũng cho biết ông đã đề nghị Ngoại trưởng Condoleeza Rice yêu cầu từng vị đại sứ Mỹ đang công tác ở các nước kém dân chủ phải tìm gặp những nhân vật hoạt động dân chủ và tiếp xúc với những ai đòi hỏi, tranh đấu cho nhân quyền.

Phủ nhận những cáo buộc cho rằng các chính sách chống lại độc tài của Hoa Kỳ là cách mà Mỹ áp đặt những giá trị và quan điểm của mình lên các quốc gia khác, ông Bush đưa ra bằng chứng rằng trên thế giới này, bất cứ lúc nào con người có được quyền lựa chọn thì lập tức họ sẽ chọn tự do.

Để khẳng định tầm quan trọng và giá trị của tự do-dân chủ, người đứng đầu nước Mỹ đã nhắc lại các bài học lịch sử đã qua, cụ thể như làn sóng đấu tranh ôn hoà chống lại nền chuyên chế cộng sản độc tài ở Châu Âu lan toả từ Ba Lan, Hungary, Đông Đức, Bulgary, Rumani, đến Albani, Latvia, Luthuana, hay Estonia, dẫn đến kết quả là Liên Xô sụp đổ sau 7 thập niên tồn tại và sau đó, hiệp ước Vác-xa-va cũng trở thành vô hiệu. Ông kết luận rằng tự do có thể bị ngăn cản, có thể bị trì hoãn, nhưng không thể bị khước từ.

Vũ khí hữu hiệu nhất

Vẫn theo lời người điều khiển Nhà Trắng, mặc dù trên thế giới vẫn còn tồn tại những nhà nước chuyên chế - độc tài, nhưng có một điều khiến mọi người có thể lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn, là nếu như vào đầu những năm 80, con số các quốc gia dân chủ trên toàn cầu chỉ dừng lại ở 45, thì ngày nay, số này đã tăng lên trên 120.

Người lãnh đạo nhà nước tiên phong cổ võ dân chủ cho rằng vũ khí hữu hiệu nhất trong cuộc chiến chống lại các chế độ độc tài không phải là đạn dược hay bom mìn, mà chính là lời kêu gọi toàn cầu, đòi hỏi tự do.

Ông Bush nhấn mạnh tự do là yếu tố cần thiết, khơi nguồn cho những tiềm năng kinh tế của một đất nước, mang lại công bằng- công lý trong xã hội, và tự do của con người là phương tiện duy nhất để có được nhân quyền.

Ông thừa nhận rằng dân chủ phản ánh những đặc điểm về lịch sử và truyền thống của mỗi quốc gia, thế nhưng cần ghi nhớ là có những yếu tố căn bản mà tất cả các nền dân chủ trên thế giới đều chia sẻ bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do lập hội, luật pháp được đảm bảo bởi các toà án độc lập, và các quyền lực chính trị phải được cạnh tranh bằng các cuộc tuyển cử tự do và công bằng.

Vì vậy, tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi các quốc gia đang bóp nghẹt những tiếng nói đối lập hãy chấm dứt ngay sự đàn áp, tin tưởng người dân, và cho phép nhân dân được thực hành những quyền tự do mà họ xứng đáng được hưởng.

Thông điệp mà ông Bush muốn gửi gắm đến những nạn nhân đang phải chịu sự kèm kẹp, kiểm soát của các chế độ độc tài là Hoa Kỳ không bao giờ tha thứ cho những kẻ đàn áp và sẽ đứng lên tranh đấu cho tự do của mọi người, cho dù họ đang ở đâu trên thế giới này.

Theo giới phân tích, bài diễn văn này là một trong chuỗi các nỗ lực mà chính quyền Washington đang thực hiện nhằm cổ võ nhân quyền và ủng hộ các nhà hoạt động dân chủ trên thế giới. Trước khi lên đường sang Pra-ha, tổng thống Bush đã tiếp xúc với các nhà vận động dân chủ Việt Nam ở hải ngoại để trao đổi và tìm hiểu thêm về tình hình nhân quyền của Việt Nam.

Saturday, May 26, 2007

Ngày nhân quyền cho Việt Nam

Ngày nhân quyền cho Việt Nam-11 tháng 5
Luật sư Nguyễn Hữu Thống

“… chiếu Điều 5 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, Đảng Cộng Sản không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong Công Ước này …”

Mùa Xuân 1945, 50 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc. Mục đích để duy trì hoà bình cho các quốc gia, tránh một trận thế chiến thứ ba, chiến tranh nguyên tử toàn diện và toàn diệt. Để đạt mục tiêu này Liên Hiệp Quốc chủ trương hợp tác, hoà giải và hữu nghị giữa các quốc gia, và tôn trọng, thực thi và bảo vệ nhân quyền cho con người.

Ba năm sau, ngày 12-10-1948, tại Paris, Liên Hiệp Quốc ban hành
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Sở dĩ Liên Hiệp Quốc chọn Paris là vì, cũng tại nơi này năm 1789, các nhà cách mạng dân quyền Pháp đã công bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền:

“Con người sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và tiếp tục được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Mục đích của sự thành lập quốc gia là để thiết lập các cơ chế nhằm bảo đảm cho người dân những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, như quyền tự do, quyền tư hữu, quyền an ninh và quyền đối kháng bạo quyền. Quốc gia chỉ được coi là có hiến pháp, nếu có quy định tam quyền phân lập giữa ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời quy định sự tôn trọng, thực thi và bảo vệ nhân quyền cho người dân”.

Tuyên Ngôn còn cảnh giác nhân loại rằng: “Sự phủ nhận, khinh miệt hay lãng quên nhân quyền là nguyên nhân duy nhất đem lại đại bất hạnh cho người dân và sa đọa cho chính quyền”.

Trước đó 13 năm, năm 1776, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã công bố Tuyên Ngôn Độc Lập xác nhận việc mọi người sinh ra bình đẳng là một chân lý hiển nhiên, và nhân quyền là những quyền bẩm sinh, bất khả xâm phạm do Tạo Hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Cũng như Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền 1789, Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 dành cho người dân quyền đối kháng bạo quyền: “Khi chính quyền vi phạm thô bạo dân quyền, Quốc Dân có quyền đứng lên lật đổ chính quyền, để thay thế bằng một chính quyền mới đặt căn bản trên những nguyên tắc và thể chế thuận lợi nhất cho việc bảo đảm an ninh và hạnh phúc của con người”.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 cũng thừa nhận quyền đối kháng bạo quyền như một hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết: “Điều cốt yếu là nhân quyền phải được chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ, để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền.”

Để kỷ niệm ngày ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 10 tháng 12 mỗi năm được gọi là Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Năm 1994, Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Nghị Quyết Chung lấy ngày 11 tháng 5 mỗi năm là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam. Nghị Quyết này đã được Tổng Thống Hoa Kỳ phê chuẩn và ban hành để trở thành Luật Công Pháp ngày 25-5-1994 (số 103-258), với nội dung chủ yếu như sau:

“Quốc Hội Hoa Kỳ yêu cầu Chính Phủ Hà Nội:
1. Phóng thích tất cả các tù nhân chính trị.
2. Bảo đảm cho nhân dân Việt Nam quyền bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt tín ngưỡng, chính kiến, hay đoàn thể trong quá khứ.
3. Phục hồi các nhân quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại và tự do lập hội.
4. Bãi bỏ chế độ độc đảng.
5. Công bố một phương án và lịch trình tổ chức tổng tuyển cử tự do và công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để nhân dân Việt Nam được hành sử quyền Dân Tộc Tự Quyết”.

Về mặt quốc tế, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của các dân tộc được đứng lên đấu tranh giành độc lập cho quốc gia.

Về mặt quốc nội, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia, và tự do lựa chọn các đại biểu của mình trong chính quyền để thực thi chế độ đó.

DÂN TỘC TỰ QUYẾT: GIÀNH ĐỘC LẬP CHO QUỐC GIA

Sau Thế Chiến I, năm 1919 tại Hội Quốc Liên, tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson công bố quyền Dân Tộc Tự Quyết khuyến cáo các Đế Quốc Tây Phương hãy từng bước trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa. Tuân hành khuyến cáo này, năm 1919 Đế Quốc Anh trả độc lập cho Canada tại Bắc Mỹ và A Phú Hãn tại Nam Á. Năm 1934 Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành một đạo luật thừa nhận Phi Luật Tân là một quốc gia tự trị từ 1935. Trong đạo luật này Hoa Kỳ cam kết sẽ trả độc lập cho Phi Luật Tân sau 10 năm tự trị, nhằm đúng ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7, 1945. Tuy nhiên, tới ngày đó, Chiến Tranh Thái Bình Dương chưa kết thúc nên Phi Luật Tân chỉ được tuyên bố độc lập ngày 4 tháng 7, 1946, trễ 1 năm vì lý do chiến cuộc.

Trong Thế Chiến II, năm 1941, Hoa Kỳ triệu tập hội nghị các quốc gia đồng minh tại Newfoundland (Canada) để công bố Hiến Chương Đại Tây Dương, theo đó, chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết, các Đế Quốc Tây Phương cam kết sẽ giải phóng các thuộc địa Á Phi khi chiến tranh kết thúc. Điều cam kết này trong Hiến Chương Đại Tây Dương 1941 đã được tái xác nhận trong Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc công bố tại Hoa Thịnh Đốn năm 1942.

Một tháng trước khi Đức Quốc Xã buông súng quy hàng, tháng 4-1945, 50 Quốc Gia Đồng Minh họp Hội Nghị San Francicsco để thành lập Liên Hiệp Quốc và ban hành Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Điều 1 và Điều 55 Hiến Chương tuyên dương Nhân Quyền, đặc biệt là quyền Dân Tộc Tự Quyết. Và chiếu Điều 56 Hiến Chương, các quốc gia hội viên, trong đó có các Đế Quốc Tây Phương, cam kết sẽ cộng tác với Liên Hiệp Quốc để thực hiện những mục tiêu ghi trong Điều 1 và Điều 55 Hiến Chương.

Trung thành với những lời cam kết trong Hiến Chương Đại Tây Dương (1941), Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc (1942) và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (1945), chỉ trong vòng 3 năm, từ 1946 đến 1949, tất cả các Đế Quốc Tây Phương như Anh, Pháp, Mỹ, Hoà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu:

1. Độc lập năm 1946: Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ; Syrie và Liban thuộc Pháp.
2. Độc lập năm 1947: Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh.
3. Độc lập năm 1948: Miến Điện, Tích Lan và Palestine thuộc Anh.
4. Độc lập năm 1949: Việt Nam, Cao Miên và Ai Lao thuộc Pháp; và Nam Dương thuộc Hoà Lan.

Kinh nghiệm lịch sử cho biết những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc công khai, ôn hoà, không bạo động và không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản là đường lối khôn ngoan và hữu hiệu nhất để giành lại chủ quyền độc lập cho quốc gia.

Nếu năm 1949 đánh dấu sự giải thể chế độ thuộc địa Tây Phương tại Á Châu, thì đó cũng là năm phe Quốc Tế Cộng Sản bành trướng tại Lục Địa Trung Hoa, đồng thời thiết lập Bức Màn Sắt tại 7 nước Đông Âu là Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Anbani, Bungari và Rumani.

Sau khi thôn tính lục địa Trung Hoa và thành lập Khối Minh Ước Vácsôvi năm 1949, mục tiêu chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản là thôn tính hai bán đảo Đông Dương và Triều Tiên.

Tại Việt Nam, Chiến Tranh Việt-Pháp bùng nổ năm 1946 đã mở rộng từ 1949. Qua năm sau, với sự yểm trợ của Liên Xô và Trung Quốc, Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn. Từ đó chiến tranh võ trang bộc phát giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ. Đây không phải là chiến tranh giải phóng dân tộc mà là chiến tranh ý thức hệ giữa hai khối Cộng Sản và Dân Chủ. Trong những năm 1953 và 1954, hai phe đã ký các Hiệp Định Đình Chiến tại Bàn Môn Điếm và Geneve. Trong khi tại Triều Tiên, từ hơn nửa thế kỷ nay, hai phe vẫn án binh bất động và chung sống hoà bình, thì tại Việt Nam, Hồ Chí Minh đã giảo hoạt ngụy trang chiến tranh ý thức hệ dưới chiêu bài giải phóng dân tộc, và đã thiết lập trong vùng quốc gia những tổ chức ngoại vi như Phong Trào Bảo Vệ Hoà Bình, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ v...v.... Bằng tuyên truyền dối trá và giả nhân giả nghĩa, Cộng Sản đã du mị và lường gạt được dư luận quốc tế và một số người Việt quốc gia tại Miền Nam để cưỡng chiếm phần đất này và thiết lập chế độ độc tài vô sản từ 1975.

Tại vùng Nam Á, Chiến Tranh A Phú Hãn cũng bộc phát trong thập niên 1970. Do sự quyết tâm của phe Dân Chủ, đặc biệt với cuộc thi đua võ trang trong Chiến Tranh Tinh Cầu (Star-War), trong thập niên 1980, phe Cộng Sản lâm vào bước thoái trào. Từ 1985 Liên Xô không còn chủ trương thống trị Khối Minh Ước Vácsôvi. Với mặt trận truyền thông, thông tin và truyền bá sự thật, người dân Đông Âu đã ý thức tính độc tài, phi nhân, phản dân tộc và phản tiến hóa của chế độ vô sản chuyên chính. Từ 1953, sau cái chết của Staline, người dân Đông Âu đã dũng cảm đứng lên đấu tranh công khai, ôn hoà, bất bạo động đòi Dân Tộc Tự Quyết để giải thể chế độ Cộng Sản và xây dựng chế độ Dân Chủ. Kết quả là chỉ trong vòng hai năm, từ 1989 đến 1991, chế độ độc tài Cộng Sản đã vĩnh viễn cáo chung tại 7 nước thuộc Bức Màn Sắt Đông Âu, và 15 nước tại Liên Bang Xô Viết. Hậu quả dây chuyền là sự giải thể Cộng Sản tại một số quốc gia Á Phi như A Phú Hãn, Mông Cổ, Cao Miên, Angola, Mozambique, Ethiopia v... v...

DÂN TỘC TỰ QUYẾT CHO HOA KỲ

Từ hơn 200 năm trước, nhân dân Hoa Kỳ đã ý thức và hành sử quyền Dân Tộc Tự Quyết, và đã dũng cảm đứng lên giành lại chủ quyền độc lập cho quốc gia, đồng thời đề xướng và phát huy nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân.

Đọc lại lịch sử Hoa Kỳ cách đây hơn 230 năm, chúng ta thấy tâm trạng và ý nguyện của dân tộc Hoa Kỳ ngày đó cũng tương tự như tâm trạng và ý nguyện của dân tộc Việt Nam hôm nay. Ngày nay, có thể nói, Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 không còn là của riêng Hoa Kỳ, mà của cả nhân loại:

“Chúng ta ghi nhận sự thật hiển nhiên theo đó Con Người sinh ra Bình Đẳng và được Tạo Hóa ban cho những quyền bất khả chuyển nhượng như Quyền Sống, Quyền Tự Do và Quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc. Để thực thi những quyền này, xã hội thiết lập chính quyền xây dựng trên sự đồng thuận của Quốc Dân.

Khi chính quyền vi phạm thô bạo dân quyền, Quốc Dân có quyền đứng lên lật đổ chính quyền, để thay thế bằng một chính quyền mới đặt căn bản trên những nguyên tắc và thể chế thuận lợi nhất cho việc bảo đảm An Ninh và Hạnh Phúc của Con Người.

Lịch sử đã từng chứng minh rằng nhân lọai thường muốn nhẫn nhục chịu đựng hơn là muốn đấu tranh giải thể các chế độ đã thiết lập từ lâu. Tuy nhiên, với thời gian, nếu chính quyền vẫn ngoan cố tiếm đoạt lạm quyền để xiết chặt guồng máy thống trị bạo tàn bằng chế độ chuyên chính tuyệt đối, Quốc Dân có quyền và có nghĩa vụ đứng lên lật đổ chính quyền để giành lại những bảo đảm cho cuộc sống tương lai.

Trải qua bao nhiêu giai đoạn đàn áp, chúng ta đã thỉnh cầu chính quyền cải tổ bằng những lời lẽ nhu hoà nhất. Vậy mà bao nhiêu thỉnh nguyện kế tiếp của chúng ta chỉ được trả lời bằng những thóa mạ thường xuyên. Chính quyền này đã biểu lộ cá tính của một bạo quyền. Nó không còn xứng đáng lãnh đạo một Dân Tộc Tự Do...”

DÂN TỘC TỰ QUYẾT CHO VIỆT NAM.

Sau Thế Chiến I, năm 1919 tại Paris, Luật Sư Tiến Sĩ Phan Văn Trường, nhân danh Chủ Tịch Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước, đã hướng dẫn Kỹ Sư Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đến yết kiến Tổng Thống Wilson để đệ trình Thỉnh Nguyện Thư 8 Điểm của Dân Tộc Việt Nam chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết:

“Từ sau cuộc chiến thắng của Đồng Minh [1918] các dân tộc bị trị vô cùng xúc động trước những triển vọng tương lai do những cam kết minh thị và trang trọng của các Cường Quốc Đồng Minh trước dư luận thế giới trong cuộc chiến đấu vừa qua để bảo vệ Văn Minh chống lại Dã Man.

Chiếu theo các cam kết này, một Kỷ Nguyên Mới của Luật Pháp và Công Lý sẽ khai mở đem lại hy vọng chứa chan cho các dân tộc bị trị.

Trong khi chờ đợi nguyên tắc Chủ Quyền Quốc Gia được chấp thuận trong lý tưởng cũng như trên thực tế, đồng thời với việc thực thi quyền Dân Tộc Tự Quyết thiêng liêng, dân tộc Việt Nam trân trọng đệ trình các Chính Phủ Đồng Minh cao quý cũng như Chính Phủ Pháp khả kính những thỉnh nguyện khiêm tốn sau đây:

1. Ban hành Đại Xá chính trị phạm.
2. Thiết lập Chế Độ Pháp Trị thay thế chế độ cai trị bằng nghị định.
3. Cải thiện Chế Độ Tư Pháp và ban hành những bảo đảm về quyền Bình Đẳng Trước Pháp Luật giữa người Việt Nam và người Âu Châu. Bãi bỏ hệ thống toà án đặc biệt là công cụ đàn áp và khủng bố những thành phần lương thiện nhất của dân tộc Việt Nam.
4. Ban hành Tự Do Báo Chí và Tự Do Ngôn Luận.
5. Ban hành Tự Do Hội Họp và Tự Do Lập Hội.
6. Ban hành Tự Do Di Trú và Tự Do Xuất Ngoại.
7. Ban hành Tự Do Giáo Dục.
8. Thành lập Phái Bộ Thường Trực Dân Cử của người Việt Nam bên cạnh Quốc Hội Pháp để đạo đạt lên Quốc Hội những nguyện vọng của người Việt Nam”....

Thỉnh Nguyện Thư ký tên Nguyễn Ái Quốc, đại diện Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước. Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu chung của nhóm “Ngũ Long”: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành. Năm 1920 Nguyễn Tất Thành bỏ Đảng Xã Hội để gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp dưới tên Nguyễn Ái Quốc. Đây là một sự tiếm danh và mạo nhận tư cách theo chính sách cố hữu của Hồ Chí Minh: Lấy tổ chức của địch làm tổ chức của mình, lấy danh hiệu của người khác làm tên của mình.

DÂN TỘC TỰ QUYẾT: QUYỀN ĐỐI KHÁNG BẠO QUYỀN

Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp công nhận cho người dân quyền Dân Tộc Tự Quyết biểu hiện trong quyền đối kháng bạo quyền.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng thừa nhận quyền đối kháng: ”Điều cốt yếu là nhân quyền phải được chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền”.

Điều Thứ Nhất của hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 1966 cũng thừa nhận Dân Tộc Tự Quyết là một quyền thiết yếu phải được hành sử đồng thời với 26 quyền tự do cơ bản của người dân.

Theo Điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền “ý nguyện của người dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia. Ý nguyện này phải được biểu lộ trung thực trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng, theo từng định kỳ và theo thể thức đầu phiếu phổ thông và kín”. Như vậy chủ quyền quốc gia phát sinh từ ý chí của nhân dân.
Hiến Pháp 1992 cũng ghi nhận điều đó:

Điều 2: “Nhà nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. (Chứ không thuộc về một đảng độc tôn là Đảng Cộng Sản).

Điều 6: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. (Chứ không phải là sản phẩm và công cụ của Đảng Cộng Sản. Quốc Hội của nhân dân phải được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ đại nghị hay dân chủ pháp trị chứ không theo “nguyên tắc tập trung dân chủ”).

Điều 52: ”Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” (Do đó không được phân biệt kỳ thị về sắc tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay đảng phái, nguồn gốc quốc gia, thành phần xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác, theo quy định của Điều 26 Công Ước Dân Sự Chính Trị).

Điều 54: “Công dân được quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội”. (Do đó Nhà Nước không được tước đoạt quyền tự do tuyển cử của người dân bằng cách ấn định những ngăn cản do hiệp thương của các mặt trận ngoại vi, hay do thanh lọc của địa phương. Vì cuộc đầu phiếu phải có tính phổ thông và kín, và đại biểu quốc hội có tư cách đại diện cho toàn dân chứ không cho một tổ chức hay một khu vực địa lý nào).

Trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 20-5 tới đây, con số ứng cử viên mệnh danh là “độc lập” chỉ có chừng 30 người kể cả một số đại diện của các giáo hội quốc doanh và một số con cháu các lãnh tụ Cộng Sản. Trong khi đó, số ứng cử viên của Đảng Cộng Sản lên tới gần 900 người. Như vậy tỉ lệ giữa những ứng cử viên ngoài Đảng và những ứng cử viên của Đảng Cộng Sản chỉ là 2% hay 3%. Đây là một nghịch lý hay một tỷ lệ nghịch. Vì số đảng viên Cộng Sản chỉ bằng 2% hay 3% dân số Việt Nam.

Đã đến lúc nhà cầm quyền Hà Nội phải dẹp bỏ chính sách “Đảng cử dân bầu” phản dân chủ, phản dân tộc. Nó đi trái với các Điều 2, 6, 52, 53 và 54 Hiến Pháp 1992 và cũng đi trái với tinh thần và bản văn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Trong chế độ độc tài, độc đảng, Đảng Cộng Sản đã tước đoạt của nhân dân quyền Đối Kháng, quyền Tham Gia Chính Quyền và quyền Tự Do Tuyển Cử, là những quyền tự do chính trị thiết yếu để xây dựng một Chính Quyền của Dân, bởi Dân và vì Dân trong chế độ Dân Chủ Pháp Trị. Những quyền tự do chính trị này có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau, nên phải được thực thi công bằng, đồng đều và đồng loạt trên bình diện quốc gia và quốc tế.

Trong sinh hoạt chính trị hiện nay, các ứng cử viên thường do các chính đảng đưa ra để có cơ hội thực thi chính sách của đảng. Do đó muốn có tự do tuyển cử và dành cho người dân quyền tham gia chính quyền, nhà nước phải tôn trọng những quyền tự do lập đảng, tự do hội họp, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại v...v....

Không gì buồn tẻ cho bằng một cuộc đua ngựa trong đó chỉ có một con ngựa đua. Và cũng không gì vô duyên cho bằng một cuộc bầu cử quốc hội trong đó Đảng Cộng Sản một mình một chợ độc quyền thao túng.

Trong điều kiện hiện tại, tẩy chay bầu cử là một phản kháng ôn hoà và một hành động hợp lý. Là một quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, Việt Nam phải tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính theo đó “Nhà nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ đề xướng, thực thi, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân”.

Chiếu Điều 2 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, với tư cách một quốc gia hội viên kết ước, Việt Nam có nghĩa vụ phải ban hành luật pháp và tu chính hiến pháp theo tinh thần Công Ước.

Trong chiều hướng này, Hiến Pháp phải quy định quyền Tự Do Tư Tưởng và hủy bỏ nghĩa vụ cưỡng ép của cả dân tộc phải tuân theo “chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Đồng thời phải tôn trọng quyền Bình Đẳng Trước Pháp Luật của người dân, không phân biệt chính kiến hay chính đảng, tôn trọng quyền Dân Tộc Tự Quyết, quyền Đối Kháng, quyền Tham Gia Chính Quyền và quyền Tự Do Tuyển Cử bằng cách tu chính Hiến Pháp, xóa bỏ Điều 4 với câu “Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Trên bình diện luật pháp, không thể truy tố và kết án những người đối kháng công khai, ôn hoà, bất bạo động bằng những tội bịa đặt, giả tạo, như phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, tuyên truyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ v... v....

Có như vậy người dân mới thực sự được hành sử những quyền tự do chính trị như tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do ứng cử, tự do bầu cử, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền, đặc biệt là quyền đối kháng bạo quyền. Đây là những hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết, theo đó người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia, và tự do ứng cử và bầu cử để lựa chọn những đại biểu của mình trong chính quyền nhằm thực thi chế độ đó

Những quyền này đã được nhân loại văn minh thừa nhận trong Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính, đặc biệt là Công Ước về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, Đảng Cộng Sản không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong Công Ước này để làm những hành vi nhằm tước đoạt hay hạn chế nhân quyền và những quyền tự do cơ bản đã được Luật Quốc Tế Nhân Quyền thừa nhận.

Đó là đường lối khả thi và hợp tình hợp lý nhất để xây dựng một quốc gia dân chủ tiến bộ với dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

Tháng 5-2007
Luật sư Nguyễn Hữu Thống
Cố Vấn Sáng Lập
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam