Ngày nhân quyền cho Việt Nam-11 tháng 5
Luật sư Nguyễn Hữu Thống
“… chiếu Điều 5 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, Đảng Cộng Sản không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong Công Ước này …”
Mùa Xuân 1945, 50 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc. Mục đích để duy trì hoà bình cho các quốc gia, tránh một trận thế chiến thứ ba, chiến tranh nguyên tử toàn diện và toàn diệt. Để đạt mục tiêu này Liên Hiệp Quốc chủ trương hợp tác, hoà giải và hữu nghị giữa các quốc gia, và tôn trọng, thực thi và bảo vệ nhân quyền cho con người.
Ba năm sau, ngày 12-10-1948, tại
“Con người sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và tiếp tục được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Mục đích của sự thành lập quốc gia là để thiết lập các cơ chế nhằm bảo đảm cho người dân những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, như quyền tự do, quyền tư hữu, quyền an ninh và quyền đối kháng bạo quyền. Quốc gia chỉ được coi là có hiến pháp, nếu có quy định tam quyền phân lập giữa ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời quy định sự tôn trọng, thực thi và bảo vệ nhân quyền cho người dân”.
Tuyên Ngôn còn cảnh giác nhân loại rằng: “Sự phủ nhận, khinh miệt hay lãng quên nhân quyền là nguyên nhân duy nhất đem lại đại bất hạnh cho người dân và sa đọa cho chính quyền”.
Trước đó 13 năm, năm 1776, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã công bố Tuyên Ngôn Độc Lập xác nhận việc mọi người sinh ra bình đẳng là một chân lý hiển nhiên, và nhân quyền là những quyền bẩm sinh, bất khả xâm phạm do Tạo Hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Cũng như Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền 1789, Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 dành cho người dân quyền đối kháng bạo quyền: “Khi chính quyền vi phạm thô bạo dân quyền, Quốc Dân có quyền đứng lên lật đổ chính quyền, để thay thế bằng một chính quyền mới đặt căn bản trên những nguyên tắc và thể chế thuận lợi nhất cho việc bảo đảm an ninh và hạnh phúc của con người”.
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 cũng thừa nhận quyền đối kháng bạo quyền như một hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết: “Điều cốt yếu là nhân quyền phải được chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ, để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền.”
Để kỷ niệm ngày ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 10 tháng 12 mỗi năm được gọi là Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.
Năm 1994, Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Nghị Quyết Chung lấy ngày 11 tháng 5 mỗi năm là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam. Nghị Quyết này đã được Tổng Thống Hoa Kỳ phê chuẩn và ban hành để trở thành Luật Công Pháp ngày 25-5-1994 (số 103-258), với nội dung chủ yếu như sau:
“Quốc Hội Hoa Kỳ yêu cầu Chính Phủ Hà Nội:
1. Phóng thích tất cả các tù nhân chính trị.
2. Bảo đảm cho nhân dân Việt Nam quyền bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt tín ngưỡng, chính kiến, hay đoàn thể trong quá khứ.
3. Phục hồi các nhân quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại và tự do lập hội.
4. Bãi bỏ chế độ độc đảng.
5. Công bố một phương án và lịch trình tổ chức tổng tuyển cử tự do và công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để nhân dân Việt Nam được hành sử quyền Dân Tộc Tự Quyết”.
Về mặt quốc tế, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của các dân tộc được đứng lên đấu tranh giành độc lập cho quốc gia.
Về mặt quốc nội, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia, và tự do lựa chọn các đại biểu của mình trong chính quyền để thực thi chế độ đó.
DÂN TỘC TỰ QUYẾT: GIÀNH ĐỘC LẬP CHO QUỐC GIA
Sau Thế Chiến I, năm 1919 tại Hội Quốc Liên, tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson công bố quyền Dân Tộc Tự Quyết khuyến cáo các Đế Quốc Tây Phương hãy từng bước trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa. Tuân hành khuyến cáo này, năm 1919 Đế Quốc Anh trả độc lập cho Canada tại Bắc Mỹ và A Phú Hãn tại Nam Á. Năm 1934 Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành một đạo luật thừa nhận Phi Luật Tân là một quốc gia tự trị từ 1935. Trong đạo luật này Hoa Kỳ cam kết sẽ trả độc lập cho Phi Luật Tân sau 10 năm tự trị, nhằm đúng ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7, 1945. Tuy nhiên, tới ngày đó, Chiến Tranh Thái Bình Dương chưa kết thúc nên Phi Luật Tân chỉ được tuyên bố độc lập ngày 4 tháng 7, 1946, trễ 1 năm vì lý do chiến cuộc.
Trong Thế Chiến II, năm 1941, Hoa Kỳ triệu tập hội nghị các quốc gia đồng minh tại Newfoundland (Canada) để công bố Hiến Chương Đại Tây Dương, theo đó, chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết, các Đế Quốc Tây Phương cam kết sẽ giải phóng các thuộc địa Á Phi khi chiến tranh kết thúc. Điều cam kết này trong Hiến Chương Đại Tây Dương 1941 đã được tái xác nhận trong Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc công bố tại Hoa Thịnh Đốn năm 1942.
Một tháng trước khi Đức Quốc Xã buông súng quy hàng, tháng 4-1945, 50 Quốc Gia Đồng Minh họp Hội Nghị San Francicsco để thành lập Liên Hiệp Quốc và ban hành Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Điều 1 và Điều 55 Hiến Chương tuyên dương Nhân Quyền, đặc biệt là quyền Dân Tộc Tự Quyết. Và chiếu Điều 56 Hiến Chương, các quốc gia hội viên, trong đó có các Đế Quốc Tây Phương, cam kết sẽ cộng tác với Liên Hiệp Quốc để thực hiện những mục tiêu ghi trong Điều 1 và Điều 55 Hiến Chương.
Trung thành với những lời cam kết trong Hiến Chương Đại Tây Dương (1941), Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc (1942) và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (1945), chỉ trong vòng 3 năm, từ 1946 đến 1949, tất cả các Đế Quốc Tây Phương như Anh, Pháp, Mỹ, Hoà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu:
1. Độc lập năm 1946: Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ; Syrie và Liban thuộc Pháp.
2. Độc lập năm 1947: Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh.
3. Độc lập năm 1948: Miến Điện, Tích Lan và
4. Độc lập năm 1949: Việt
Kinh nghiệm lịch sử cho biết những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc công khai, ôn hoà, không bạo động và không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản là đường lối khôn ngoan và hữu hiệu nhất để giành lại chủ quyền độc lập cho quốc gia.
Nếu năm 1949 đánh dấu sự giải thể chế độ thuộc địa Tây Phương tại Á Châu, thì đó cũng là năm phe Quốc Tế Cộng Sản bành trướng tại Lục Địa Trung Hoa, đồng thời thiết lập Bức Màn Sắt tại 7 nước Đông Âu là Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Anbani, Bungari và Rumani.
Sau khi thôn tính lục địa Trung Hoa và thành lập Khối Minh Ước Vácsôvi năm 1949, mục tiêu chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản là thôn tính hai bán đảo Đông Dương và Triều Tiên.
Tại Việt
Tại vùng Nam Á, Chiến Tranh A Phú Hãn cũng bộc phát trong thập niên 1970. Do sự quyết tâm của phe Dân Chủ, đặc biệt với cuộc thi đua võ trang trong Chiến Tranh Tinh Cầu (Star-War), trong thập niên 1980, phe Cộng Sản lâm vào bước thoái trào. Từ 1985 Liên Xô không còn chủ trương thống trị Khối Minh Ước Vácsôvi. Với mặt trận truyền thông, thông tin và truyền bá sự thật, người dân Đông Âu đã ý thức tính độc tài, phi nhân, phản dân tộc và phản tiến hóa của chế độ vô sản chuyên chính. Từ 1953, sau cái chết của Staline, người dân Đông Âu đã dũng cảm đứng lên đấu tranh công khai, ôn hoà, bất bạo động đòi Dân Tộc Tự Quyết để giải thể chế độ Cộng Sản và xây dựng chế độ Dân Chủ. Kết quả là chỉ trong vòng hai năm, từ 1989 đến 1991, chế độ độc tài Cộng Sản đã vĩnh viễn cáo chung tại 7 nước thuộc Bức Màn Sắt Đông Âu, và 15 nước tại Liên Bang Xô Viết. Hậu quả dây chuyền là sự giải thể Cộng Sản tại một số quốc gia Á Phi như A Phú Hãn, Mông Cổ, Cao Miên, Angola, Mozambique, Ethiopia v... v...
DÂN TỘC TỰ QUYẾT CHO HOA KỲ
Từ hơn 200 năm trước, nhân dân Hoa Kỳ đã ý thức và hành sử quyền Dân Tộc Tự Quyết, và đã dũng cảm đứng lên giành lại chủ quyền độc lập cho quốc gia, đồng thời đề xướng và phát huy nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân.
Đọc lại lịch sử Hoa Kỳ cách đây hơn 230 năm, chúng ta thấy tâm trạng và ý nguyện của dân tộc Hoa Kỳ ngày đó cũng tương tự như tâm trạng và ý nguyện của dân tộc Việt
“Chúng ta ghi nhận sự thật hiển nhiên theo đó Con Người sinh ra Bình Đẳng và được Tạo Hóa ban cho những quyền bất khả chuyển nhượng như Quyền Sống, Quyền Tự Do và Quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc. Để thực thi những quyền này, xã hội thiết lập chính quyền xây dựng trên sự đồng thuận của Quốc Dân.
Khi chính quyền vi phạm thô bạo dân quyền, Quốc Dân có quyền đứng lên lật đổ chính quyền, để thay thế bằng một chính quyền mới đặt căn bản trên những nguyên tắc và thể chế thuận lợi nhất cho việc bảo đảm An Ninh và Hạnh Phúc của Con Người.
Lịch sử đã từng chứng minh rằng nhân lọai thường muốn nhẫn nhục chịu đựng hơn là muốn đấu tranh giải thể các chế độ đã thiết lập từ lâu. Tuy nhiên, với thời gian, nếu chính quyền vẫn ngoan cố tiếm đoạt lạm quyền để xiết chặt guồng máy thống trị bạo tàn bằng chế độ chuyên chính tuyệt đối, Quốc Dân có quyền và có nghĩa vụ đứng lên lật đổ chính quyền để giành lại những bảo đảm cho cuộc sống tương lai.
Trải qua bao nhiêu giai đoạn đàn áp, chúng ta đã thỉnh cầu chính quyền cải tổ bằng những lời lẽ nhu hoà nhất. Vậy mà bao nhiêu thỉnh nguyện kế tiếp của chúng ta chỉ được trả lời bằng những thóa mạ thường xuyên. Chính quyền này đã biểu lộ cá tính của một bạo quyền. Nó không còn xứng đáng lãnh đạo một Dân Tộc Tự Do...”
DÂN TỘC TỰ QUYẾT CHO VIỆT
Sau Thế Chiến I, năm 1919 tại Paris, Luật Sư Tiến Sĩ Phan Văn Trường, nhân danh Chủ Tịch Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước, đã hướng dẫn Kỹ Sư Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đến yết kiến Tổng Thống Wilson để đệ trình Thỉnh Nguyện Thư 8 Điểm của Dân Tộc Việt Nam chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết:
“Từ sau cuộc chiến thắng của Đồng Minh [1918] các dân tộc bị trị vô cùng xúc động trước những triển vọng tương lai do những cam kết minh thị và trang trọng của các Cường Quốc Đồng Minh trước dư luận thế giới trong cuộc chiến đấu vừa qua để bảo vệ Văn Minh chống lại Dã Man.
Chiếu theo các cam kết này, một Kỷ Nguyên Mới của Luật Pháp và Công Lý sẽ khai mở đem lại hy vọng chứa chan cho các dân tộc bị trị.
Trong khi chờ đợi nguyên tắc Chủ Quyền Quốc Gia được chấp thuận trong lý tưởng cũng như trên thực tế, đồng thời với việc thực thi quyền Dân Tộc Tự Quyết thiêng liêng, dân tộc Việt Nam trân trọng đệ trình các Chính Phủ Đồng Minh cao quý cũng như Chính Phủ Pháp khả kính những thỉnh nguyện khiêm tốn sau đây:
1. Ban hành Đại Xá chính trị phạm.
2. Thiết lập Chế Độ Pháp Trị thay thế chế độ cai trị bằng nghị định.
3. Cải thiện Chế Độ Tư Pháp và ban hành những bảo đảm về quyền Bình Đẳng Trước Pháp Luật giữa người Việt
4. Ban hành Tự Do Báo Chí và Tự Do Ngôn Luận.
5. Ban hành Tự Do Hội Họp và Tự Do Lập Hội.
6. Ban hành Tự Do Di Trú và Tự Do Xuất Ngoại.
7. Ban hành Tự Do Giáo Dục.
8. Thành lập Phái Bộ Thường Trực Dân Cử của người Việt
Thỉnh Nguyện Thư ký tên Nguyễn Ái Quốc, đại diện Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước. Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu chung của nhóm “Ngũ Long”: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành. Năm 1920 Nguyễn Tất Thành bỏ Đảng Xã Hội để gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp dưới tên Nguyễn Ái Quốc. Đây là một sự tiếm danh và mạo nhận tư cách theo chính sách cố hữu của Hồ Chí Minh: Lấy tổ chức của địch làm tổ chức của mình, lấy danh hiệu của người khác làm tên của mình.
DÂN TỘC TỰ QUYẾT: QUYỀN ĐỐI KHÁNG BẠO QUYỀN
Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp công nhận cho người dân quyền Dân Tộc Tự Quyết biểu hiện trong quyền đối kháng bạo quyền.
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng thừa nhận quyền đối kháng: ”Điều cốt yếu là nhân quyền phải được chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền”.
Điều Thứ Nhất của hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 1966 cũng thừa nhận Dân Tộc Tự Quyết là một quyền thiết yếu phải được hành sử đồng thời với 26 quyền tự do cơ bản của người dân.
Theo Điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền “ý nguyện của người dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia. Ý nguyện này phải được biểu lộ trung thực trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng, theo từng định kỳ và theo thể thức đầu phiếu phổ thông và kín”. Như vậy chủ quyền quốc gia phát sinh từ ý chí của nhân dân.
Hiến Pháp 1992 cũng ghi nhận điều đó:
Điều 2: “Nhà nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Điều 6: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. (Chứ không phải là sản phẩm và công cụ của Đảng Cộng Sản. Quốc Hội của nhân dân phải được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ đại nghị hay dân chủ pháp trị chứ không theo “nguyên tắc tập trung dân chủ”).
Điều 52: ”Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” (Do đó không được phân biệt kỳ thị về sắc tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay đảng phái, nguồn gốc quốc gia, thành phần xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác, theo quy định của Điều 26 Công Ước Dân Sự Chính Trị).
Điều 54: “Công dân được quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội”. (Do đó Nhà Nước không được tước đoạt quyền tự do tuyển cử của người dân bằng cách ấn định những ngăn cản do hiệp thương của các mặt trận ngoại vi, hay do thanh lọc của địa phương. Vì cuộc đầu phiếu phải có tính phổ thông và kín, và đại biểu quốc hội có tư cách đại diện cho toàn dân chứ không cho một tổ chức hay một khu vực địa lý nào).
Trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 20-5 tới đây, con số ứng cử viên mệnh danh là “độc lập” chỉ có chừng 30 người kể cả một số đại diện của các giáo hội quốc doanh và một số con cháu các lãnh tụ Cộng Sản. Trong khi đó, số ứng cử viên của Đảng Cộng Sản lên tới gần 900 người. Như vậy tỉ lệ giữa những ứng cử viên ngoài Đảng và những ứng cử viên của Đảng Cộng Sản chỉ là 2% hay 3%. Đây là một nghịch lý hay một tỷ lệ nghịch. Vì số đảng viên Cộng Sản chỉ bằng 2% hay 3% dân số Việt
Đã đến lúc nhà cầm quyền Hà Nội phải dẹp bỏ chính sách “Đảng cử dân bầu” phản dân chủ, phản dân tộc. Nó đi trái với các Điều 2, 6, 52, 53 và 54 Hiến Pháp 1992 và cũng đi trái với tinh thần và bản văn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết tham gia.
Trong chế độ độc tài, độc đảng, Đảng Cộng Sản đã tước đoạt của nhân dân quyền Đối Kháng, quyền Tham Gia Chính Quyền và quyền Tự Do Tuyển Cử, là những quyền tự do chính trị thiết yếu để xây dựng một Chính Quyền của Dân, bởi Dân và vì Dân trong chế độ Dân Chủ Pháp Trị. Những quyền tự do chính trị này có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau, nên phải được thực thi công bằng, đồng đều và đồng loạt trên bình diện quốc gia và quốc tế.
Trong sinh hoạt chính trị hiện nay, các ứng cử viên thường do các chính đảng đưa ra để có cơ hội thực thi chính sách của đảng. Do đó muốn có tự do tuyển cử và dành cho người dân quyền tham gia chính quyền, nhà nước phải tôn trọng những quyền tự do lập đảng, tự do hội họp, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại v...v....
Không gì buồn tẻ cho bằng một cuộc đua ngựa trong đó chỉ có một con ngựa đua. Và cũng không gì vô duyên cho bằng một cuộc bầu cử quốc hội trong đó Đảng Cộng Sản một mình một chợ độc quyền thao túng.
Trong điều kiện hiện tại, tẩy chay bầu cử là một phản kháng ôn hoà và một hành động hợp lý. Là một quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, Việt Nam phải tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính theo đó “Nhà nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ đề xướng, thực thi, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân”.
Chiếu Điều 2 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, với tư cách một quốc gia hội viên kết ước, Việt Nam có nghĩa vụ phải ban hành luật pháp và tu chính hiến pháp theo tinh thần Công Ước.
Trong chiều hướng này, Hiến Pháp phải quy định quyền Tự Do Tư Tưởng và hủy bỏ nghĩa vụ cưỡng ép của cả dân tộc phải tuân theo “chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Đồng thời phải tôn trọng quyền Bình Đẳng Trước Pháp Luật của người dân, không phân biệt chính kiến hay chính đảng, tôn trọng quyền Dân Tộc Tự Quyết, quyền Đối Kháng, quyền Tham Gia Chính Quyền và quyền Tự Do Tuyển Cử bằng cách tu chính Hiến Pháp, xóa bỏ Điều 4 với câu “Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Trên bình diện luật pháp, không thể truy tố và kết án những người đối kháng công khai, ôn hoà, bất bạo động bằng những tội bịa đặt, giả tạo, như phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, tuyên truyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ v... v....
Có như vậy người dân mới thực sự được hành sử những quyền tự do chính trị như tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do ứng cử, tự do bầu cử, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền, đặc biệt là quyền đối kháng bạo quyền. Đây là những hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết, theo đó người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia, và tự do ứng cử và bầu cử để lựa chọn những đại biểu của mình trong chính quyền nhằm thực thi chế độ đó
Những quyền này đã được nhân loại văn minh thừa nhận trong Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính, đặc biệt là Công Ước về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia.
Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, Đảng Cộng Sản không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong Công Ước này để làm những hành vi nhằm tước đoạt hay hạn chế nhân quyền và những quyền tự do cơ bản đã được Luật Quốc Tế Nhân Quyền thừa nhận.
Đó là đường lối khả thi và hợp tình hợp lý nhất để xây dựng một quốc gia dân chủ tiến bộ với dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
Tháng 5-2007
Luật sư Nguyễn Hữu Thống
Cố Vấn Sáng Lập
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt