Saturday, April 21, 2007

Nguyễn Gia Kiểng:Châu Âu lên án chủ nghĩa và các chế độ cộng sản

Châu Âu lên án chủ nghĩa và các chế độ cộng sản
ThôngLuận

Ngày 25-1-2006 vừa qua, bằng một đa số áp đảo, Hội Đồng Châu Âu đã biểu quyết NGHI QUYET 1481 lên án cả chủ nghĩa cộng sản lẫn các chế độ cộng sản đã hoặc đang tồn tại. [*]

Bản nghị quyết dứt khoát nhận định rằng chủ nghĩa cộng sản, với hai thành tố chính của nó là đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, đã là nguyên nhân của những tội ác kinh khủng đối với loài người (điều 3), và các chế độ cộng sản, không trừ một ngoại lệ nào, đều đã vi phạm một cách nghiêm trọng những quyền cơ bản của con người, kể cả tàn sát trên một qui mô lớn những người vô tội (điều 2). Nghị quyết khẳng định những tội ác này cần được xét xử một cách nghiêm khắc như những tội ác của các chế độ phát-xít và quốc xã (điều 5).

Các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản và các chế độ cộng sản dĩ nhiên cần được trả lại công lý (điều 8), nhưng nghị quyết nhận định rằng cho tới nay sự lên án chủ nghĩa cộng sản và các chế độ cộng sản vẫn chưa đủ minh bạch và quả quyết, các can phạm vẫn chưa bị xét xử và trừng trị, nhiều đảng cộng sản vẫn còn được phép hoạt động chính thức, một số vẫn tiếp tục cầm quyền tại một số quốc gia và sử dụng chủ quyền quốc gia như một lý cớ để chà đạp con người (các điều 6, 8, 9). Vì thế, nghị quyết kêu gọi cộng đồng thế giới có một thái độ mạnh mẽ hơn cùng với những cố gắng liên tục để xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản và các chế độ cộng sản. Lập trường này có tầm quan trọng đặc biệt : nó mở đường cho một đạo luật, ít nhất là cho châu Âu trước khi trở thành luật quốc tế, đặt chủ nghĩa cộng sản và các chế độ cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

Biểu quyết nghị quyết này, Hội Đồng Châu Âu đã chỉ làm bổn phận của mình. Trước hết là bổn phận đạo đức của châu Âu đối với thế giới : chính châu Âu đã khai sinh ra các chủ nghĩa tệ hại phát-xít, quốc xã và cộng sản, trong đó chủ nghĩa cộng sản đã gây tai họa nhiều nhất, nhưng tới nay châu Âu đã chỉ chính thức lên án và xét xử các chủ nghĩa phát-xít và quốc xã. Châu Âu có trách nhiệm lớn đối với thảm kịch mà chủ nghĩa cộng sản đã gây ra đối với nhân loại, nhất là đối với bốn dân tộc Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Cao Ly vẫn còn chịu đựng ách cộng sản. Đến nay châu Âu mới lên tiếng là đã quá trễ. Sau đó là bổn phận đối với tương lai, để một thảm kịch tương tự không tái diễn nữa.

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phản đối một cách thô vụng. Chính sự phản đối này tố giác sự tồi dở của ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ muốn thuyết phục ai và có thể thuyết phục được ai ? Chủ nghĩa cộng sản ra đời tại châu Âu dựa trên những phân tích về bối cảnh lịch sử và xã hội châu Âu trong thế kỷ 19. Nó là một sai lầm trong cố gắng mưu tìm một công thức dân chủ hóa, nghĩa là một sai lầm trong việc theo đuổi một mục tiêu đúng, dù là một sai lầm trong mọi địa hạt và trên mọi phương diện, từ nhận thức đến kết luận, từ lý thuyết đến thực hành. Nó đã là một sai lầm đẫm máu và trở thành một tội ác chứ không phải là một chủ trương độc ác ngay từ đầu.

Lịch sử nhân loại đầy rẫy những sai lầm. Có thể nói các chế độ kế tiếp nhau đều là những chuỗi sai lầm trong có gắng mò mẫm của loài người để khai phóng con người. Sai lầm có thể hiểu được, ngoan cố trong sai lầm là một tội ác, và tội ác càng lớn khi sai lầm đã quá rõ ràng. Đảng cộng sản không thể đổi mới
Nguyễn Gia Kiểng

Theo các khảo cứu và thực nghiệm của khoa tâm lý xã hội thì những quyết định quan trọng thường hay hơn khi do một ủy ban hay một tập thể. Hai lý do quan trọng là, một mặt, trước những chọn lựa quyết định tương lai và sự sống còn của tập thể, mọi người đều bị ràng buộc trong cùng một số phận, điều tốt cho tập thể cũng là điều tốt cho mỗi người và, mặt khác, kinh nghiệm cho thấy con người trở thành bạo dạn hơn trong một quyết định động đội.

Điều ngược lại đang xảy ra với Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nếu ta gặp riêng từng người cộng sản và nói chuyện một cách cởi mở với họ thì tất cả, không trừ một ngoại lệ nào, đều đồng ý rằng phải dân chủ hóa nhanh chóng, phải từ giã chủ nghĩa Mác-Lênin đã quá lỗi thời, phải hội nhập với thế giới. Họ nghĩ đúng, như đại đa số người Việt Nam. Cá nhân mỗi người cộng sản cũng không xấu hơn mức trung bình quốc gia của chúng ta. Thế nhưng khi ngồi lại với nhau thì họ chỉ lấy những quyết định chống dân chủ, lại kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin.

Cần nhận xét là từ nhiều năm qua đảng cộng sản không những không cởi mở thêm mà trái lại còn thủ cựu và phản động hơn trước. Một thí dụ là hai mươi năm trước đây người ta còn nói đến phân biệt đảng và nhà nước, bây giờ vấn đề này không còn được đề cập đến nữa. Cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu có lần còn nói đến việc bổ nhiệm những bộ trưởng không phải là đảng viên cộng sản và còn tiếp xúc với những người dân chủ. Bây giờ chỉ còn có công an đến gặp những người dân chủ để đe dọa. Nếu xã hội Việt Nam tiếp tục cởi trói như thực tế cho thấy, thì cũng chỉ vì áp lực của xã hội dân sự Việt Nam và dư luận thế giới đã buộc đảng cộng sản phải nhượng bộ một cách lúng túng và miễn cưỡng. Đảng bảo thủ và nhút nhát hơn mỗi đảng viên một cách quá đáng.

Điều này trước hết phải được hiểu là đảng cộng sản không còn là một tổ chức đúng nghĩa nữa, sự sống còn của đảng không còn đồng nghĩa với tương lai của mọi người, điều tốt nhất cho mỗi người là thận trọng thủ thân dù đảng có tiếp tục sa lầy trong bế tắc. Tuy vậy, ù lì đến như vậy thì cũng phải có một lý do khác : đảng cộng sản không còn đổi mới được nữa.

*

Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. "Tính hơn hẳn" của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc. Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến 15 năm cho một sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường. Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được. Những người cộng sản rất thực tiễn, họ không có cái lãng mạn tiểu tư sản. Kịch bản của một chủ nghĩa độc hại bao giờ cũng giống nhau : kẻ đi trước có thể đã cuồng tín vì mù quáng, nhưng người đi sau chỉ ngoan cố vì quyền lợi.

Kết quả là cả chế độ đặt nền tảng trên một sự hung bạo gian trá, càng phải hung bạo khi sự gian trá càng rõ rệt. Chế độ cộng sản đã mất đi sự chính đáng mà mọi chế độ đều phải có. Sự chính đáng của đảng cộng sản dựa trên ba huyền thoại : sự ưu việt gia tao của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân vật xuất chúng bip bom Hồ Chí Minh và những cuop cong hy sinh dũng cảm trong cuộc chiến đấu giành độc lập và thống nhất đất nước. Nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin đã phơi bày sự tồi kém của nó, huyền thoại Hồ Chí Minh ngày càng trở thành lố bịch. Chỉ còn lại thành tích chiến đấu và chiến thắng, nhưng chính thành tích này cũng đã mất hết ý nghĩa. Vả lại, ngay cả nếu nó có là một thành tích đem lại cho đảng cộng sản một sự chính đáng nào đó thì nó cũng đã thuộc vào quá khứ và không còn sử dụng được nữa. Thành quả nào cũng chỉ có thể đem lại cho người cầm quyền một sự chính đáng nhất thời để xây dựng những thành quả khác và đổi mới sự chính đáng. Các thành quả không thể chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người sẽ vào trung ương đảng năm 2006 ở lứa tuổi trung bình 50, năm 1975 họ chưa đủ 20 tuổi và không có đóng góp nào trong chiến tranh ; thành quả thực sự của họ chỉ là đày đọa dân tộc trong hơn 30 năm, khiến đất nước ngày càng tụt hậu về mọi mặt, để mất đất và biển và tạo ra tham nhũng ở mức độ chưa từng thấy. Đối với dân chúng, họ là đối tượng của sự thù ghét, bất tín và bất phục. Chính sách thực sự của đảng là kéo dài sự tồn tại bằng cách ngăn chặn mọi thay đổi.

Không phải là đảng cộng sản không thấy sự cần thiết của dân chủ, cũng không phải là họ không tin rằng xu hướng dân chủ hóa không thể đảo ngược được. Họ thấy từ lâu rồi nhưng họ không dám thay đổi, bởi vì họ thừa biết sẽ bị thảm bại trong các cuộc bầu cử dân chủ. Với thời gian, mâu thuẫn và khó khăn tích lũy, từ chỗ không dám và không muốn thay đổi họ đã đi đến tình trạng không thể thay đổi.

Nhưng khi một đảng cầm quyền tồn tại bằng cách chống lại những thay đổi bắt buộc thì vô số bệnh tật sẽ phát sinh ngay trong cơ thể của nó. Một trong những bệnh tật này là sự xuống cấp nhanh chóng của nhân sự lãnh đạo. Khi lập trường nền tảng là chống thay đổi, thì những kẻ ít ý kiến nhất trở thành những người đáng tin cậy nhất, và bộ máy sàng lọc chỉ để lại những cấp lãnh đạo không cá tính và bản lãnh. Ba vị lãnh đạo cao nhất của chế độ, các ông Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải và Trần Đức Lương là những thí dụ điển hình. Họ đã nâng phương châm "ngậm miệng ăn trùm" lên hàng một nghệ thuật. Cả ba đều là những người rất tầm thường, ngay cả so với những người cùng thế hệ và cùng đội ngũ với họ. Họ không có tài năng hay đạo đức đặc biệt nào, họ đã chỉ lên được những địa vị quyền lực cao nhất nhờ khôn vặt, nhờ được cảm tình của những người có quyền cất nhắc, Lê Đức Thọ rồi Lê Đức Anh, không gây ra một vấn đề nhức nhối nào và không là một đe dọa cho ai. Họ là điển hình cho những cấp lãnh đạo cộng sản hiện nay và sắp tới. Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng phương pháp đánh giá đúng nhất đối với những cấp lãnh đạo cộng sản là nhìn vào chức vụ của họ, chức vụ càng cao càng chứng tỏ họ thiếu nhân cách và bản lãnh. Những cấp lãnh đạo này có uy tín nào để lấy những quyết định thay đổi quan trọng, ngay cả nếu họ thấy là cần ?

Một chế độ không chính đáng, không lý tưởng và thiếu lãnh đạo tất nhiên sẽ suy yếu và phân hóa ngay cả khi không bị chống đối. Điều mà nhiều người không ý thức được là trên thực tế đảng cộng sản chỉ còn là một hư cấu. Trong một xã hội mà cái gì cũng mua được, kẻ có tiền là kẻ có quyền . Thực quyền hiện nay không còn nằm trong tay những người lãnh đạo đảng cộng sản nữa. Nó ở trong tay một giai cấp quí tộc mới, những người mà ngôn ngữ dân gian gọi là tư sản đỏ, nhưng thực ra phải gọi là tư sản đen, tư sản lưu manh. Đảng và nhà nước cộng sản chỉ là những cơ quan chấp hành của giai cấp thống trị này.

Nhà nước Việt Nam cũng chỉ còn là một hư cấu. Đảng cộng sản, quân đội, công an đều có công ty riêng và tài chính độc lập. Quân đội có công an của quân đội và công an có lực lượng chiến đấu của công an, đảng có cơ cấu riêng trong quân đội và công an. Trên thực tế, đây là những nhà nước trong nhà nước, với những quyền lợi và mục tiêu mâu thuẫn. Chưa kể là với sự mờ nhạt của lãnh đạo trung ương, mỗi địa phương gần như là một sứ quân. Cũng chưa kể là hiện nay người dân nộp tiền cho tham nhũng nhiều hơn là đóng thuế cho nhà nước và sợ các băng đảng xã hội đen hơn là công an chính thức. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải có trước hết một nhà nước thực sự, để ít nhất còn biết đối thoại với ai.

Đừng thấy đảng cộng sản bắt bớ và bỏ tù những người dân chủ mà nghĩ rằng nó còn mạnh. Đàn áp những người lương thiện tay không là điều mà chế độ nào, dù bất lực đến đâu cũng làm được. Ngày xưa Hồ Quý Ly lập chế độ hộ khẩu, khống chế chặt chẽ dân chúng trong nước và đám cựu thần của nhà Trần nhưng đã thất bại nhanh chóng trước đạo quân xâm lược của Trương Phụ. Cả vua quan bị bắt trói bởi một toán quân Minh chỉ có bảy người. Các chế độ họ Trịnh ở ngoài Bắc và họ Nguyễn ở trong Nam rất hung bạo với dân chúng những đã bị đánh gục nhanh chóng bởi đảng Tây Sơn. Các chế độ bất lực và ruỗng nát đàn áp được những người dân bình thường nhưng không đương đầu được với các biến cố. Chúng có thể sụp đổ một cách đột ngột và bất ngờ. Chúng tồn tại một cách giả tạo, như là một thăng bằng tạm bợ của nhiều lực mâu thuẫn và chỉ có thể tiếp tục tồn tại nếu không có gì thay đổi. Đó là tình trạng của cả đảng lẫn nhà nước cộng sản Việt Nam.

Đảng cầm quyền này và nhà nước này không còn làm được gì cả. Nó không thể đổi mới. Đã có rất nhiều đóng góp cho đại hội 10 sắp tới của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi, những đóng góp này có giá trị ở chỗ chúng nói lên khát vọng một nhà nước dân chủ và lương thiện. Nhưng không nên hy vọng gì ở các cấp lãnh đạo cộng sản hiện nay. Họ bất lực. Đảng cộng sản đã quá phân hóa và suy yếu để có thể thay đổi. Nó không còn thực quyền !

*

Nếu đảng cộng sản không thể thay đổi thì cái gì sẽ xảy ra và tương lai đất nước sẽ như thế nào ?

Lập luận thông thường là đảng cộng sản vẫn trụ được do cấu kết quyền lợi. Lập luận này sai. Quyền lợi không bao giờ đoàn kết được những con người trong một ý chí chung, ngay cả nếu ý chí chung đó chỉ giản dị là tiếp tục tồn tại. Nếu như thế thì bọn cướp bóc đã nắm được chính quyền ở mọi quốc gia. Một chế độ chỉ tồn tại được nếu có lý do tồn tại, nghĩa là đáp ứng một nhu cầu cơ bản nào đó của xã hội. Hai nhu cầu cơ bản nhất của Việt Nam hiện nay là : 1/dân chủ và tự do để được sống như những con người, và 2/thành công trong cuộc cách mạng tri thức đang diễn ra sôi nổi trên thế giới và sẽ quyết định chỗ đứng và sự vinh nhục của mọi dân tộc. Trên cả hai vấn đề trọng đại này đảng cộng sản không những không có giải đáp mà còn là trở ngại.

Trong vở kịch bất hủ "Con Tin" (Otage) của ông, Paul Claudel đã cho nhân vật Turelure giải thích cuộc Cách Mạng Pháp 1789 như sau : "Cũng lỗi tại những thứ này không vững chắc làm người ta quá bị cám dỗ để lay chuyển chúng xem sao". Những gì không vững chắc và không có thực chất sẽ bị nhận ra và xô đẩy.

Hiện đã có khá nhiều người đối lập dân chủ. Họ càng ngày càng đông và càng có phối hợp, dù chưa phải là một lực lượng mạnh. Họ sắp được sự tiếp viện của một loại người mới, những cán bộ và đảng viên cộng sản trẻ nhìn thấy thay đổi là bắt buộc và muốn chủ động trong cuộc thay dổi đó để làm tác nhân thay vì nạn nhân của lịch sử. Họ cũng sẽ được hậu thuẫn từ hai thành phần quan trọng của xã hội Việt Nam : những công nhân mà cuộc sống ngày càng khó khăn và bế tắc, và những sinh viên, học sinh không nhìn thấy một tương lai nào cho mình trong chế độ này. Thay đổi sẽ bằng cách này hay cách khác. Vấn đề chỉ là đừng để chế độ này sụp đổ nhường chỗ cho một khoảng trống chính trị và một tình trạng vô chính phủ.

Chính qua đấu tranh giành thắng lợi cho dân chủ mà một đồng thuận về một dự án chính trị cho đất nước sẽ được đạt tới và những con người cần thiết để thực hiện nó sẽ được phát hiện.

Nguyễn Gia Kiểng

No comments: