Saturday, April 21, 2007

VIệT GIAN CS HÀ NộI : PHÁT ĐIÊN KHI LIÊN ÂU LÊN ÁN CộNG SảN Cả THế GIớI

Cộng Sản VN hốt hoảng lên tiếng chống đối Nghị Quyết 1481

VIệT GIAN CS HÀ NộI : PHÁT ĐIÊN KHI LIÊN ÂU LÊN ÁN CộNG SảN Cả THế GIớI

Liên tiếp trong hai ngày 6 và 7 Tháng Hai 2006, các tờ Quân Ðội Nhân Dân, Lao Ðộng, Thông Tấn Xã Việt Nam, Ðài Tiếng Nói Việt Nam v.v... của đảng Cộng Sản hốt hoảng lên tiếng chống đối Nghị Quyết 1481 của Hội Ðồng Châu Âu tố cáo những tội ác của các chế độ cộng sản trong thế giới. Sớm hơn nữa là tờ Nhân Dân lên tiếng tố cáo nghị quyết trong số ra ngày 27 Tháng Giêng 2006.

Ðài Tiếng Nói Việt Nam của Hà Nội công nhận sự kiện không còn chối cãi là “Chủ nghĩa Xã hội (tức cộng sản) đang lâm vào bước thoái trào, trở nên lỗi thời”. Nhưng vẫn cố tín gào kêu: “Nhân loại vẫn rất nhớ và biết ơn Liên Xô”. Nhân loại nào, thì Ðài không xác định hay trưng bằng cớ. Hai tờ Quân đội Nhân dân và Lao Ðộng thì tả oán việc “sự bất đồng sâu sắc giữa hai quốc gia trụ cột của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa là Liên Xô và Trung quốc” đầu những năm 60, rồi “cú sốc lịch sử nặng nề nhất của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa những năm cuối thế kỷ 20” khi bị “Goóc-ba-chốp phản bội”, làm cho các chế độ Cộng sản ra nông nỗi ngày nay. Tuy nhiên, báo chí cộng sản vẫn nhắm mắt đánh đồng học thuyết Marx với các chế độ Cộng sản gian ác theo lối tam đoạn luận rẻ tiền: Triết gia Marx vẫn còn được nghiên cứu và dạy tại các đại học Âu Mỹ; Marx là ông tổ (?)của các chế độ Cộng sản; cho nên “lý tưởng Cộng sản sẽ thắp sáng thế kỷ 21”! Rồi các ngài nhà báo ăn lương chế độ này lướt băng qua mọi thảm sát, khủng bố trắng thực hiện dưới các tay đồ tể Staline, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh, Pol Pot, v.v... để hết mực ca tụng những “thành tựu” kinh tế tại Trung quốc và Việt Nam Xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Thành tựu kinh tế của Việt Nam Cộng sản được báo Quân đội Nhân dân hôm 7.2.2006 ghi công: “Từ một đất nước kiệt quệ sau chiến tranh nay trở thành một trong những quốc gia đổi mới, phát triển năng động hàng đầu khu vực và Châu Á”. Còn Lao Ðộng số ra ngày 6.2.2006, thì “Dù muốn dù không, các nhà quan sát chính trị trên thế giới buộc phải công nhận, ở Châu Á, không có xã hội nào an ninh và ổn định hơn Trung quốc và Việt Nam”.

Sự thật có phải vậy không? Bản báo cáo hoạt động kinh doanh 2006 của Ngân hàng Thế giới (WB) kết hợp với Công ty Tài chính quốc tế (IFC) công bố hôm 14.9.2005, thì Việt Nam được xếp hạng thứ 99 trong số 155 quốc gia được khảo sát. Theo bản báo cáo này, Singapore đứng hạng 2, Thái Lan đứng hạng 20, Mã Lai đứng hạng 21... Còn xếp hạng về mức độ bảo vệ nhà đầu tư, thì Việt Nam xếp hạng thứ 143. Trong 59 nền kinh tế có lợi tức thấp (Low income economies), đa số thuộc các nước Châu Phi, thì Việt Nam đứng vào hàng áp chót trong 59 quốc gia này. Theo bản thông kê của Tổ chức minh bạch quốc tế thì Việt Nam đứng hàng thứ 107 trên 158 quốc gia tham những nhất thế giới.

Với số liệu quốc tế trên đây, những câu viết sai sự thật của Quân đội Nhân dân và Lao động có nghĩa gì? Khi nền báo chí Xã hội Chủ nghĩa có thể dối gạt người dân trong nước trước những sự kiện đang xẩy trước mắt, và được các cơ quan quốc tế theo dõi và làm chứng, thì còn giá trị gì nữa những khẳng định về sự “tốt lành trong mộng ảo” của chế độ khủng bố mệnh danh là Xã hội Chủ nghĩa thực hiện tại Việt Nam từ 1945 đến nay?

Các nhà lãnh đạo Cộng sản Hà Nội và báo chí, truyền thông của họ đang phát điên và quay cuồng như đứng trên đống lửa trước bản án lịch sử mà Hội đồng Châu Âu vừa phán quyết thông qua Nghị quyết 1481 hôm 25.2.2006 kết án những tội ác của các chế độ Cộng sản độc tài toàn trị trong thế giới. Vì lương tri nhân loại vừa điểm trúng yếu huyệt sự bạo ác trên trần thế của chủ nghĩa Cộng sản. Tìm cách chống chế cho các chế độ bạo ác cộng sản, tờ Quân đội Nhân dân đưa ra một số liệu thống kê: “Thăm dò dư luận gần đây cho thấy, số người Nga ủng hộ khôi phục Liên Xô đã tăng từ 28% năm 2001 lên 32% năm 2005”. Ðọc mà thấy tội nghiệp cho kẻ thất thế trên dốc lăn xuống vực thẳm: trong vòng 4 năm mà những người sinh ra, lớn lên, tụng đọc kinh điển Mác Lênin trong vòng 73 năm, ước vọng trở về với “những ngày mai hết ca hát” chỉ tăng được 4%! Mà tổng thể của những người này cũng không quá một phần tư nhân dân Nga! Báo chí cộng sản trong nước còn bất lương đổ tội Nghị quyết cho một cá nhân là Dân biểu Thụy điển Goran Lindblad, người viết bản báo cáo các tội ác Cộng sản và đề xuất Hội đồng Châu Âu phải lên tiếng.

Khi muốn bênh vực, thì những người Cộng sản lấy thiểu số làm đa số, như cường điệu về một phần tư dân Nga muốn trở về sống với Staline, nhưng báo Quân đội Nhân dân lại giả ngơ trước ba phần tư dân chúng Nga chán Liên Xô cũ như hủi. Khi muốn kết án, thì dù cả Hội đồng Châu Âu bỏ phiếu lên án tội ác Cộng sản với đa số áp đảo, người Cộng sản lại táng tận lương tâm quy tội vào một cá nhân xuất phát.

Các sự kiện và luận điểm trên cho thấy Ðảng Cộng sản Việt Nam và cái Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa vẫn chưa hiểu dân chủ là gì, tranh luận ý kiến là gì, bỏ phiếu thông qua một Nghị quyết thực hiện ra làm sao trong các xã hội dân chủ. Gần một thế kỷ, suy nghĩ, học tập, hành động theo phương thức chuyên chính, độc tài, chủ nghĩa tập thể trại lính không có con người ở Hà Nội đã tiêu diệt con người cá thể và ý kiến riêng biệt của con người ấy.

Hội đồng Châu Âu là tổ chức chính trị lâu đời nhất của Âu châu, ra đời năm 1949. Trụ sở đặt tại thành phố Strasbourg miền Ðông bắc nước Pháp, cũng là nơi Liên hiệp Châu Âu và Quốc hội Châu Âu đặt trụ sở thứ hai sau trụ sở thứ nhất ở Brussels, Vương quốc Bỉ. Khác với Liên hiệp Châu Âu gồm 25 quốc gia thành viên Tây, Ðông và Bắc Âu, Hội đồng Châu Âu có 46 quốc gia thành viên, trong số này có 21 quốc gia Trung và Ðông Âu. Mục tiêu của Hội đồng Châu Âu là kết hợp chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên nhằm mục đích bảo vệ an ninh dân chủ, nhân quyền và Nhà nước Pháp quyền. Kể từ năm 1989, nghĩa vụ đặc biệt của Hội đồng Châu Âu là làm tiền vệ cho nhân quyền tại các quốc gia dân chủ hậu cộng sản ở Trung và Ðông Âu, giúp đỡ các quốc gia này cải cách chính trị song song với cải cách kinh tế, và trao truyền kiến thức trên các lĩnh vực nhân quyền, dân chủ cơ sở, giáo dục, văn hóa, môi trường.

Nghị quyết số 1481 lên án những tội ác chống nhân loại của các chế độ Cộng sản trên toàn thế giới được thông qua ngày 25.1.2006, với đa số áp đảo 99 phiếu thuận, 42 phiếu chống. Ðặc biệt điều 9 của Nghị quyết xác định rằng:

“Các chế độ toàn trị cộng sản vẫn còn hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và vẫn tiếp tục gây tội ác. Quyền lợi quốc gia không thể là cái cớ nhằm phản bác những phê phán thích đáng các chế độ độc tài toàn trị cộng sản hiện nay. Hội đồng Châu Âu cực lực lên án tất cả những vi phạm nhân quyền”.

Các tội ác này đến từ đâu? Ðiều 3 của Nghị quyết ghi nhận:

“Nhân danh chủ trương đấu tranh giai cấp và nguyên tắc chuyên chính vô sản mà các tội ác được biện minh. Sự giải thích hai nguyên tắc này đã hợp thức hóa việc “thủ tiêu” những người bị cho là có hại cho sự xây dựng một xã hội mới, và do đó, bị xem là kẻ thù của các chế độ độc tài toàn trị cộng sản”.

Ðiều 5 còn xác định: “Sự sụp đổ của những chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Trung và Ðông Âu không được quốc tế điều tra theo dõi các tội ác gây ra. Hơn nữa, tác giả những tội ác nầy chưa hề bị đưa ra xét xử trước cộng đồng quốc tế, như trường hợp những tội ác khủng khiếp do Ðức Quốc xã gây ra trước đây”.

Trong thời gian hoạt động tại Strasbourg, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Cơ sở Quê Mẹ đã gặp gỡ các vị Dân biểu và ghi nhận những phát biểu sau đây của các Dân biểu Châu Âu ủng hộ Nghị quyết 1481, mà đa số là các Dân biểu thuộc Trung và Ðông Âu, là các quốc gia kinh qua một thời gian dài dưới chế độ độc tài toàn trị Cộng sản. Họ là nhân chứng sống cho những bạo tàn và thảm sát nhân loại không thể nào tha thứ, không thể nào còn giữ im lặng một cách bất lương và đớn hèn. Các lời phát biểu dưới đây đã được Ðài Á châu Tự do phát về Việt Nam trong 2 chương trình buổi sáng và buổi tối hôm 8.2.2006.

Trong cuộc bỏ phiếu thông qua, một số đảng khuynh tả Châu Âu đã chống đối Nghị quyết, dù họ đồng tình tố cáo các tội ác cộng sản trong quá khứ, nhưng lại ngại rằng sự tố cáo ấy trở thành cuộc chống đối ý thức hệ Mác-xít. Các cuộc thảo luận trong năm 2004 chỉ xoáy quanh sự lo ngại này mà thôi, nên một số đảng tả khuynh đưa những đề nghị sửa đổi, bổ sung văn bản (amendment) chứ không hề chống đối sự lên án.

Các vị Dân biểu Trung và Ðông Âu đã bác bỏ luận điểm lo sợ trên đây, khi chính họ là những cựu đảng viên Cộng sản. Sau đây là ý kiến của Bà Catherine Saks, Dân biểu nước Estonia:

“Nếu Hội đồng Châu Âu coi trọng pháp quyền, dân chủ và nhân quyền, thì chúng ta phải áp dụng những tiêu chuẩn ấy để đánh giá quá khứ của chúng ta. Chúng ta không nhắc chuyện ở thời đại xa cách chúng ta, mà là một lịch sử mà đa số trong chúng ta từng chứng kiến. Vì vậy mà chúng ta cần biết rõ sự thật. Nhưng bất hạnh thay, trong thực tế có số người không chịu nói lên sự thực, do bản thân họ từng tham dự, hoặc do họ từng đóng những vai trò trong các sự kiện đã qua ấy.

“Tôi lên tiếng hậu thuẫn cho việc tố cáo những tội ác của chế độ Cộng sản toàn trị, mặc dù trong thực tế tôi là cựu đảng viên Cộng sản Estonia. Vì sao tôi vào đảng là điều không quan trọng, ngày nay tôi chẳng hãnh diện gì về điều này, là điều đã làm thương tổn cha mẹ tôi vì cha mẹ tôi bị thống khổ dưới chế độ ấy. Tôi hy vọng rằng những nỗ lực nhằm chấm dứt chế độ ấy để xây dựng dân chủ tại Estonia đang sửa chữa những tổn hại mà tôi đã gây ra khi tham gia đảng Cộng sản.

“Bản Nghị quyết hôm nay không nhằm kết án riêng tôi vì tôi không hề phạm các tội ác ấy. Những kẻ nào gây ra tội ác chống nhân loại sẽ phải đưa ra xét xử trước tòa án, chứ không phải tại Hội đồng Châu Âu. Thật là một quyết định tối hậu cho xã hội dân chủ hiện đại khi vẽ ra một lằn ranh minh bạch giữa những tội ác vi phạm với những giá trị mà chúng ta trân quý. Ðây là điều tối ư quan trọng cho tương lai chúng ta. Làm được như vậy, tôi hy vọng rằng, các con cháu của tôi sẽ không bao giờ kinh qua những cảnh thảm khốc mà cha mẹ tôi đã phải chịu đựng”.

Ông Mátyás Eởsi, Dân biểu Hung Gia Lợi có cùng một quan điểm khi phát biểu:

“Sáng nay có một số người nhỏ biểu tình trước trụ sở Hội đồng Châu Âu, và chúng tôi đã nhận được vài lá thư của các nhóm vận động nói rằng chúng tôi đã sai lầm khi tố cáo những tội ác của các chế độ Cộng sản. Tôi muốn nói với đảng tả khuynh Châu Âu Thống nhất và những ai đã viết các thư trên, rằng họ hoàn toàn tự do để đến đây, tự do phát biểu ý kiến của họ. Hồi tôi còn trẻ, hồi tóc tôi còn nhiều và không bạc như bây giờ, tôi còn để râu nữa, thời ấy chúng tôi muốn viết kiến nghị thư hay muốn biểu tình ở Hung Gia Lợi, chúng tôi liền bị đánh đập và bắt bỏ tù. Ðó là điều khác biệt kinh khủng với bây giờ... Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần rút tỉa bài học từ thái độ trí thức của một Châu Âu tả khuynh. Hãy nghĩ tới những người như Jean-Paul Sartre, ông ta thú nhận trước khi chết rằng: “Tôi đã biết rất rõ về các trại tập trung Gulags, nhưng tôi không muốn vạch trần ra, vì tôi không muốn làm mất tinh thần của giai cấp công nhân đang tin tưởng vào một ngày mai ca hát”... Bài học mà chúng ta rút tỉa từ một thái độ như thế, là phải biết rõ sự thật, xem đấy như tiêu chuẩn tối hậu. Ở đây chúng ta không đề cập tới vấn đề ý tưởng, mà nhắm vào những tội ác khủng khiếp... Chúng ta nói đến trường hợp Pol Pot, Mao Trạch Ðông, Stalin, và những gì bọn họ đổ lên đầu nhân dân họ. Ðiều cơ bản mà tôi sợ nhất, và tôi chẳng hiểu vì sao vẫn hiện hữu những người tả khuynh không chịu chấp nhận rằng chúng ta đang nhắc nhở tới những tội ác khủng khiếp, chứ không đề cập vấn đề ý thức hệ”.

Ông Németh, Dân biểu Hung Gia Lợi kể lại một kinh nghiệm đau thương tại nước ông:

“Như quý vị đã biết, năm nay chúng tôi kỷ niệm 50 năm Cách mạng Hung Gia Lợi đấu tranh cho tự do. Xin cho phép tôi nhắc lại câu chuyện của một người đấu tranh cho tự do. Ðó là công nhân Peter Mansfeld, năm ấy mới có 16 tuổi. Sau khi chiến xa Liên Xô tiến chiếm thủ đô Budapest năm 1956, em bị bắt bỏ tù, rồi sống trong tình trạng tạm giam suốt 2 năm cho đến ngày sinh nhật 18 tuổi, là ngày em đủ tuổi lãnh án tử hình chiếu theo “luật pháp Xã hội chủ nghĩa”. Em bị hành quyết năm 1958. Nếu còn sống, năm nay người thiếu niên ấy được 66 tuổi.

“Trên hết mọi sự, hôm nay chúng tôi biểu dương sự ủng hộ và công nhận các nạn nhân của chế độ Cộng sản, còn sống hay đã chết. 60 triệu người đã chết oan dưới các thể chế Cộng sản trong toàn thế giới. Quyết định hôm nay vô hình trung xác nhận đã có hàng triệu Peter Mansfelds”.

Vì sao vẫn còn có số người chưa chịu lên tiếng tố cáo tội ác cộng sản? Bà Mikhailova, Dân biểu Bulgaria, phân tích:

“Hai tháng trước đây, tôi được mời làm thuyết trình viên cho một Hội nghị về nhân quyền tại Bắc Hàn tổ chức ở Hán Thành. Những gì mà tôi được nghe ở đây, hay đọc qua các tài liệu, thật kinh khủng. Ai là kẻ bình thường khó tin được các điều ấy. Nhưng chính những điều ấy lại nhắc nhở tôi rằng, chế độ cộng sản độc ác tới cỡ nào, rằng nếu công luận thế giới không chịu lên tiếng tố cáo, thì những tên độc tài ở thế kỷ XXI sẽ tha hồ thẳng tay đàn áp, vì chúng biết rằng chẳng có luật lệ nào dám động tới chúng.

“Có số người cho rằng cuộc thảo luận về tội ác các chế độ Cộng sản còn sớm quá. Nhưng trái lại, tôi cho rằng đã chậm trễ lắm rồi việc đánh giá những tội ác của các chế độ Cộng sản. Biết bao là nạn nhân đã chết, đã buồn thảm rời bỏ thế giới phi công lý này. Chẳng nghi ngờ gì nữa sự kiện các chế độ Cộng sản đã giết hại hằng triệu người và biến tướng cả thế hệ. Thế mà có người lại vô tình nói trổng rằng đó là lịch sử, và lịch sử chẳng bao giờ lập lại đâu. Tôi không đồng ý thứ ý kiến đó. Vì những chế độ ấy vẫn hiện hữu tại các quốc gia như Belarus, Cuba, Trung quốc, Bắc Triều tiên, Việt Nam, là những nơi mà sự độc ác được sử dụng chống lại nhân dân, vì khối nhân dân này đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền”.

Ông Goran Lindblad, Dân biểu Thụy điển, Báo cáo viên dẫn nhập Nghị quyết nói lên lý do vì sao không thể trì hoãn việc tố cáo các tội ác cộng sản:

“Bản báo cáo hôm nay vốn đã được chờ đợi từ lâu - thực sự là quá lâu. Ðã đến lúc Hội đồng Châu Âu lên tiếng tố cáo dứt khoát những tội ác của các chế độ Cộng sản. Thứ nhất, là vì vấn đề nhận thức chung - Hội đồng Châu Âu phải tố cáo những tội ác do các chế độ Cộng sản vi phạm không trừ trường hợp nào. Thứ hai, bao lâu những nạn nhân của các chế độ Cộng sản còn sống, hoặc thân nhân họ còn sống sót, chúng ta phải phục hồi tinh thần cho các nạn nhân ấy. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là hiện nay đang còn nhiều chế độ Cộng sản hiện hữu trên thế giới. Chúng ta phải nhớ lấy điều ấy, và chúng ta cần thảo luận tới vấn đề này để tìm giải pháp bảo đảm sao cho những tội ác như thế không còn tái diễn, và Âu châu không phạm những sai lầm như đã phạm trong quá khứ.

“Các chế độ Cộng sản có thể định nghĩa qua một số đặc trưng sai khác. Nhưng tựu trung, bao gồm chế độc độc đảng, mọi người chỉ được quyền nghĩ theo như Ðảng nghĩ, phải chấp nhận một ý thức hệ duy nhất, và tất cả quyền lực tập trung vào tay một nhóm lãnh đạo thiểu số. Giới lãnh đạo này thụ hưởng thỏa thuê trong xã hội, bất cần đến đời sống của tuyệt đại đa số nhân dân. Con người chả ra gì. Không có quyền lập hội. Ðể kiểm soát, các chế độ này có guồng máy công an khổng lồ, họ kiểm soát toàn bộ truyền thông, báo chí, và quốc hữu hóa kinh tế. Trung quốc là một ngoại lệ, trong nghĩa Trung hoa Cộng sản kết hợp những gì xấu xa nhất trong chủ nghĩa Tư bản với những chi xấu xa nhất trong chủ nghĩa Cộng sản. Tại Trung quốc không có tự do ngôn luận, không có luật pháp và quy tắc bảo vệ cá nhân, tất cả đó cộng với thứ chủ nghĩa tư bản tùy tiện và man rợ. Tôi nghĩ rằng đời sống tại Trung quốc nào khác chi địa ngục trên trần thế.

“Chúng ta có thể nhìn thấy những chi đang xẩy ra tại Trung hoa Cộng sản, là nơi mà những ai bất đồng chính kiến đều bị đàn áp. Pháp luân công và các tôn giáo bị ngược đãi tại Trung quốc. Sự đàn áp này làm nẩy sinh một phong trào ly khai và đối lập lớn. Ðây là điều tốt. Tôi dám cá với quý vị 100 Euros, rằng đảng Cộng sản Tàu sẽ đổ trong vòng 5 năm tới. Hiện nay đã có nhiều nhà ngoại giao đào thoát, nhiều người bỏ đảng bên Tàu. Những sự kiện ấy từng xẩy ra trước khi bức tường sắt Liên Xô sụp đổ.

“Vì vậy, tôi vững tin rằng, nhờ cuộc thảo luận hôm nay, với việc phục hồi tinh thần cho những nạn nhân cộng sản, Hội đồng Châu Âu dứt khoát đứng lên bảo vệ cho những ai bị thống khổ dưới các chế độ độc tài khủng khiếp này”.

Lời phát biểu sau đây của Ông Ivan Ivanov, Dân biểu Bulgaria, nêu một sự kiện quan trọng là tính kỳ thị chủng tộc, kiểu Ðức quốc xã độc tôn giống dân Aryen, và chống tôn giáo của đảng Cộng sản Bulgaria khi ra lệnh thay tên đổi họ 800.000 người Bảo gia lợi gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Phát biểu của ông Ivan Ivanov là tiếng nói đồng nhất của hầu hết các quốc gia Trung và Ðông Âu, là những quốc gia vừa thoát ly chế độ độc tài toàn trị Cộng sản và nay đang trên đà xây dựng dân chủ đa nguyên:

“Lên tiếng kết án những tội ác của các chế độ Cộng sản là cần thiết vì những lý do cơ bản. Trước hết, tính về số lượng và sự tàn nhẫn, những tội ác cộng sản chẳng khác gì những tội ác của bọn Ðức quốc xã. Thứ hai, là thông qua các tội ác mà các chế độ nầy được thiết lập nhằm tước đoạt mọi quyền cơ bản và làm trì hoãn nửa thế kỷ phát triển trong các quốc gia ấy. Thứ ba, là bổn phận tinh thần của chúng ta chỉ thành tựu đối với các nạn nhân của sự khủng bố cộng sản khi chúng ta chịu lên tiếng kết án.

“Hội đồng Châu Âu được thiết lập để bảo vệ nhân quyền và tố cáo những ai vi phạm nhân quyền. Thông qua quyết nghị tố cáo các tội ác cộng sản là chúng ta đang bảo vệ tinh thần và các nguyên tắc của Hội đồng Châu Âu.

“Bulgaria là quốc gia mà các tội ác cộng sản xâm phạm trầm trọng nhất. Có một tội ác khiến cho giới lãnh đạo cộng sản Bulgaria khó chịu. Ðó là việc thay tên đổi họ tám trăm nghìn người dân bulgaria gốc Thổ nhĩ kỳ. Không chỉ thay tên người sống thôi đâu, mà còn xóa cả tên người chết trên bia mộ.

“Tội ác dưới các chế độ cộng sản đến từ ý thức hệ cộng sản. Lý thuyết đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản là tiền đề cho những bạo động tinh thần và thể xác để dần dà trở thành cuộc khủng bố toàn diện. Một số đảng phái tả khuynh, thừa kế các đảng cộng sản, không đủ can đảm hoặc không muốn công khai kết án những chế độ cộng sản trước kia, chứng tỏ rằng họ chưa hoàn tất tiến trình cải cách.

“Ðể biết rõ khách quan số lượng những nạn nhân, các kho lưu trữ của những cơ quan mật vụ tại các nước cộng sản cũ phải được mở cửa. Sự kiện mà các kho lưu trữ này còn đóng kín, cho thấy chúng ta còn phải hoạt động nhiều hơn nữa để biết rõ tầm quan trọng thực sự của những tội ác cộng sản”.

Lời phát biểu sau đây của Dân biểu Pháp, Jacques Legendre, có thể xem như câu trả lời hùng hồn cho những luận điểm sai trái và bất lương của báo chí Cộng sản Việt Nam trong nước, dù rằng ông đã tuyên bố trước khi Quân đội Nhân dân, Lao động, Thông tấn xã Việt Nam, Ðài Tiếng Nói Việt Nam... cà lăm cà cặp viết bài chống chế hay lên tiếng ngọng lịu một cách vô vọng:

“Hội đồng Châu Âu, không ngừng tố cáo từ khóa họp này sang khóa họp khác những vi phạm tự do, những tội ác vi phạm tại Châu Âu và khắp nơi trong thế giới. Chăm lo sự tôn trọng chu đáo cho nhân quyền là danh dự và nghĩa vụ của chúng ta. Sao lại có thể tránh việc lên án những tội ác của các chế độ độc tài toàn trị Cộng sản? Chúng ta đã từng lên tiếng tố cáo chủ nghĩa phát xít, chúng ta có lý khi lên án như thế; chúng ta đã từng lên tiếng tố cáo chủ nghĩa Quốc xã, chúng ta có lý khi lên án như thế. Nhưng hiện nay đang hiện hữu những chủ nghĩa độc tài Cộng sản. Bổn phận chúng ta là phải lên án các chế độ này.

“Ðây không phải là cuộc thảo luận lý thuyết và tiên quyết tố cáo một ý thức hệ. Ðây là một biên bản ghi nhận: trong tất cả các quốc gia do Ðảng Cộng sản cầm quyền, suốt thế kỷ 20 khủng khiếp, Cộng sản đã xóa bỏ bầu cử tự do, xóa bỏ chế độ đa đảng, xóa bỏ tự do thông tin, bỏ tù những người đối lập và thảm sát họ. Ðây chính là những sự kiện mà Hội đồng Châu Âu tố cáo khi nó diễn ra khắp nơi. Trước sự kiện ấy, làm sao chúng ta có thể dửng dưng cho được?

“Người chết được tính bằng số triệu. Chẳng cần thiết tranh cãi về con số: vì đây là những cuộc hành quyết đông đảo tập thể trong rất nhiều quốc gia. Staline là một tên đồ tể. Cần có một tòa án hình sự quốc tế để xử tội ác của hắn. Tôi tin rằng một tòa án hình sự quốc tế như thế còn sẽ lưu tâm đến các tên tội phạm Lenine và Trotsky. Tôi không ám chỉ đến tất cả các chủ tịch nước hay lãnh đạo có trách vụ Cộng sản đâu. Nhưng tôi thực tình ngưỡng phục vai trò tích cực của Mikhael Gorbachev.

“Nói gì nữa đây với những điều đã xẩy ra, không riêng ở Liên Xô cũ, mà trong rất nhiều những nước Cộng sản khác. Chúng ta đã nghe bao lời nhân chứng cảm động. Ðổ hết trách nhiệm lên đầu bọn lãnh tụ mê muội kia ư? Phải nhận cho ra sự phát triển tội ác trong tất cả các chế độ Cộng sản suốt thế kỷ 20, đây mới là vấn nạn chính yếu.

“Sự khẳng định như thế khi được nói ra sẽ làm dấy lên những cơn thịnh nộ. Làm như chúng ta không có quyền lên án chủ nghĩa Cộng sản chỉ vì Liên Xô đã thắng chủ nghĩa Quốc xã! Ðúng thì có đúng, nhưng phải nhớ rằng, chính Liên Xô chứ không ai khác đã khởi sự ký kết hiệp ước với Ðức quốc xã. Cái chết của Hitler ở Berlin, sự thắng trận của Hồng quân và quân Ðồng minh không thể làm xóa mờ những tội ác của tên đồ tể Staline.

“Chúng ta có theo “chủ nghĩa xét lại” khi tố cáo Liên Xô cũ không? Có kẻ còn dám nghi ngờ là chúng ta cảm tình với bọn Quốc xã nữa kia. Nhưng không! Chúng ta đang lên án những tội ác mà các chế độ Cộng sản gây ra trong những thời điểm nào đó, như chúng ta đã lên án những tội ác do bọn Quốc xã gây ra, như chúng ta đã lên án những tội ác do bọn phát xít gây ra! Và tôi không quên Trung quốc là một chế độc độc tài toàn trị hôm nay”.

copy

Tội ác chống nhân loại

Lịch sử nhân loại là lịch sử ăn thịt người, cá lớn nuốt cá bé. Trong tiến trình lịch sử, gần như dân tộc nào và quốc gia nào cũng đã phải trải qua những giai đoạn như vậy. Nhưng trong thế giới văn minh ngày nay, nhất là sau khi tổ chức Hội Quốc Liên rồi Liên Hiệp Quốc được thành lập, các quốc gia văn minh trên thế giới đã tìm mọi cách để ngăn chận những tội ác chống nhân loại, xử dụng cả luật pháp lẫn sức mạnh. Tuy nhiên, cho đến nay, những tệ trạng này vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn. Sự bó tay của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hiện nay đối với những vi phạm quyền con người nghiêm trọng tại những nước như Trung Quốc, Bắc Hàn, một số nước Phi Châu hay Hồi Giáo... là những thí dụ điển hình. Hôm nay, nhân Nghị Hội Âu Châu đưa ra Nghị Quyết số 1481 lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại, chúng ta thử nhìn qua những nổ lực chống lại loại tội ác này.

CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT

Năm 1945, sau khi Thế Chiến II vừa chấm dứt, mọi thủ tục đã được tiến hành một cách nhanh chóng để trừng phạt những kẻ chủ trương gây chiến và diệt chủng. Ngày 8.8.1945 bốn cường quốc là Mỹ, Anh, Nga và Pháp họp tại London đã ký một thỏa ước thành lập Tòa Án Quân Sự Quốc Tế (International Military Tribunal) tại Nurember nhằm đưa những thành phần phạm tội ác chống nhân loại trong Thế Chiến II ra xét xử, nhất là nhóm Đức Quốc Xã (Nazi). Sau đó, 19 quốc gia khác tuyên bố công nhận thỏa ước này. Tòa Án Quân Sự Quốc Tế nằm ngoài thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc. Theo điều 3 của bản Hiến Chương Tòa Án Quân Sự Quốc Tế, tòa này có nhiệm vụ truy tố và xét xử 3 loại tội phạm sau đây:

(1) Tội chống hòa hình (crimes against peace).

(2) Tội phạm chiến tranh (war crimes).

(3) Tội phạm chống nhân loại (crimes agianst humanity).

Ngoài ra, việc lập các kế hoạcch hay âm mưu thực hiện ba loại tội phạm nói trên, cũng bị trừng phạt.

Kể từ ngày 20.11.1945, Tòa Án Quân Sự Quốc Tế bắt đầu các phiên xét xử dưới quyền chủ tọa của Thẩm Phán Hoàng Gia Anh Geoffrey Lawrence. Trong giai đoạn đầu đã có 24 lãnh tụ Đức Quốc Xã bị truy tố về tội phạm chiến tranh. Những người điều khiển Gestapo, cơ quan mật vụ của Đức Quốc Xã, đều bị bắt và bị truy tố.

Cũng vậy, sau khi nạn diệt chủng xẩy ra ở Nam Tư cũ (nay là Serbia và Montenegro) đã bị dẹp tan, ngày 25.5.1993, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã quyết định thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế về Nam Tư cũ (The International Criminal Tribunal for the former Yugoslavia – ICTY) để trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm về những vi phạm nghiêm trọng các tội ác chống nhân loại xẩy ra trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ 1991.

Tiếp theo, ngày 8.11.1994 Hội Đồng Bảo An cũng đã quyết định thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế về Rwanda (The International Criminal Tribunal for Rwanda) để trừng phạt những kẻ vi phạm các tội phạm chống nhân loại ở Rwanda.

BẮT ĐẦU QUAN TÂM ĐỀN CỘNG SẢN

Tuy đã có nhiều nỗ lực như đã nói trên, nhưng cho đến nay, nhiều tội ác chống nhân loại rất nghiêm trọng đã xẩy ra trong các chế độ cộng sản vẫn chưa được Liên Hiệp Quốc và các cường quốc Tây Phương đụng đến, mặc dầu các chế độ cộng sản ở Trung Âu và Đông Âu đã sụp để cách đây hơn 15 năm. Những người gây nhiều tội ác chống nhân loại trong các chế độ này vẫn chưa bị truy tố và trừng phạt vì nhiều khó khăn thực tế, tuy các tội ác đó có khi còn nghiêm trọng hơn cả những tội ác của nhóm Đức Quốc Xã.

Hôm 25.1.2006, Nghị Viện Âu Châu họp tại thành phố Strasbourg ở miền đông bắc nước Pháp, đã đưa ra Nghị Quyết số 1481 với đa số áp đảo, 99 phiếu thuận và 42 phiếu chống, lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại, và các chế độ toàn trị cộng sản đã vi phạm nhân quyền tập thể.

Điều 2 của Nghị Quyết tuyên bố rằng những chế độ cộng sản toàn trị từng cai trị ở Trung Âu và Đông Âu trong thế kỷ qua, và hiện vẫn còn cầm quyền ở vài nước trên thế giới, tất cả không loại trừ, có đặc điểm là vi phạm nhân quyền tập thể. Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo nền văn hóa, quốc gia và giai đoạn lịch sử, bao gồm cả những hành vi sau đây:

- Ám sát và hành quyết cá nhân hay tập thể, gây chết chốc trong các trại tập trung, để cho chết đói, đày ải, tra tấn, bắt buộc lao động nô lệ, và những hình thức khác về khủng bố thể xác tập thể,

- Ngược đãi vì chủng tộc hay tôn giáo,

- Vi phạm các quyền tự do lương tâm, tự do tư tưởng, tự do phát biểu và tự do báo chí, ngoài ra còn thiếu vắng đa nguyên về chính trị.

Điều 3 của Nghị Quyết nhận định rằng các chế độ này đã đưa ra chủ thuyết đấu tranh giai cấp và nguyên tắc chuyên chính vô sản để biện minh cho tội ác của họ. Sự giải thích hai nguyên tắc trên đã hợp thức hóa việc “loại trừ” những người bị coi là có hại cho sự xây dựng một xã hội mới và vì thế, bị xem là kẻ thù của các chế độ toàn trị cộng sản. Một số lớn các nạn nhân trong mỗi quốc gia chính là công dân của các nước đó. Tiêu biểu nhất là các dân tộc của nước Liên Xô cũ với số nạn nhân đông hơn rất nhiều so với các dân tộc khác.

Sau khi nhận định như trên, điều 4 của Nghị Quyết thừa nhận rằng, mặc dầu có những tội ác của các chế độ cộng sản toàn trị, một vài đảng cộng sản (Âu Châu) đã góp phần vào việc thực hiện dân chủ.

Điều 5 của Nghị Quyết nói đến việc cần thiết phải điều tra, truy tố và đưa những người vi phạm ra xét xử. Điều này viết: “Sự sụp đổ của những chế độ cộng sản toàn trị ở Trung Âu và Đông Âu không được theo dõi trong mọi trường hợp qua một cuộc điều tra quốc tế về các tội ác do chúng đã vi phạm. Hơn nữa, tác giả của những tội ác nầy chưa hề bị cộng đồng quốc tế đưa ra truy tố, như trường hợp các tội ác kinh khủng do Đức Quốc xã vi phạm.”

Trong điều 7 và điều 8, Nghị Quyết nhận định rằng sự cảnh giác của lịch sử là một trong những điều kiện để ngăn ngừa các tội phạm tương tự trong tương lai. Vã lại, sự đánh giá về đạo đức và sự lên án các tội đã vi phạm đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục các thế hệ trẻ. Hơn nữa, Nghị Hội tin rằng những sự đau khổ của các nạn nhân của các tội ác do các chế độ cộng sản toàn trị vẫn đang còn sống hay gia đình của họ đáng được cảm thông, hiểu biết và nhìn nhận.

Điều 9 của Nghị Quyết nhấn mạnh: “Các chế độ cộng sản toàn trị vẫn còn hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và các tội ác vẫn tiếp tục vi phạm. Quan điểm về quyền lợi quốc gia không thể được dùng để ngăn chận sự phê bình thích đáng đối với các chế độ cộng sản toàn trị hiện nay. Nghị Viện mạnh mẽ lên án tất cả những sự vi phạm nhân quyền đó.”

HÀ NỘI PHẢN ỨNG ĐIÊN CUỒNG

Ngay lập tức, nhà cấm quyền Hà Nội đã lên tiếng bác bỏ Nghị Quyết nói trên. Nhật báo Nhân Dân của Đảng CSVN trong số ra ngày 27.1.2006, dười đầu đề “Một nghị quyết sai trái”, đã nói rằng “Có thể khẳng định, chủ nghĩa cộng sản là một thành tựu trí tuệ văn minh của loài người” và “Liên Xô - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - đã phát triển thành một cường quốc hùng mạnh, là lực lượng quyết định thắng lợi trong chiến tranh xóa bỏ chủ nghĩa phát-xít quốc tế, cứu loài người khỏi thảm họa diệt chủng.” Theo bài báo, “Những thực tế hiển nhiên đó không một thế lực nào có thể phủ nhận.”

“Việc Nghị Hội Âu Châu thông qua cái gọi là nghị quyết 1481 không chỉ là hành động sai trái, lỗi thời, mà còn xúc phạm hàng triệu triệu người trên thế giới đã hy sinh quên mình đấu tranh cho một thế giới công bằng, bình đẳng, hòa bình và hữu nghị.”

Sở dĩ Hà Nội đã phản ứng điên cuồng như thế vì Nghị Quyết 1481 của Nghị Viện Âu Châu có liên quan đến các nhà lãnh đạo Đảng CSVN, nhưng các luận điệu được đưa ra chỉ là cãi chày cãi cối.

1.- Liên Sô và Thế Chiến II: Trong các sách giáo khoa cũng như trong bài báo nói trên, Đảng CSVN luôn cho rằng trong Thế Chiến II, chính lực lượng của Cộng Sản là “lực lượng quyết định thắng lợi trong chiến tranh xóa bỏ chủ nghĩa phát-xít quốc tế, cứu loài người khỏi thảm họa diệt chủng” và cho rằng những thực tế hiển nhiên đó không một thế lực nào có thể phủ nhận. Nhưng những sự xác quyết này lại hoàn toàn không đúng với thực tế.

Năm 1939, trước khi Thế Chiến II bùng nổ, hai nước Anh và Pháp đã thuyết phục Stalin gia nhập phe Đồng Minh chống lại phát-xít Đức, nhưng Stalin đã từ chối đề nghị này. Sau đó, Stalin đã làm cả thế giới sửng sốt khi quay sang ký với Đức hiệp ước không xâm lược lẫn nhau!

Tháng 6 năm 1941, sau khi chiếm gần hết Âu Châu, Đức dùng toàn lực quay lại tấn công Liên Xô. Hồng quân Liên Xô thua hết trận này đến trận khác, Stalin phải kêu gọi toàn dân tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Mãi đến năm 1943, khi Đức phải đem quân đối phó với Hoa Kỳ và Đồng Minh, Liên Xô mới lấy lại thế chủ động, đánh bại Đức ở mặt trận Stalingrad và đẩy lui quân Đức ra khỏi bờ cõi.

Vào tháng 4 năm 1945, quân Mỹ, Anh và Liên Xô đã tiến vào thủ đô Berlin của Đức. Ngày 30.4.1945, Hitler tự sát và ngày 8.5.1945 Đức tuyên bố đầu hàng.

Từ năm 1941 đến năm 1945 Liên Xô đã bị tổn thất nặng nề. Các sử gia Tây phương ước lượng tổn thất về nhân mạng của Liên Sô có thể lên đến 40 triệu người, kể cả binh sĩ và thường dân. Riêng trong trận Stalingrad đã có một triệu binh sĩ hy sinh. Thiệt hại về vật chất của Liên Sô cũng rất lớn lao: 1.700 thị trấn và thành phố và khoảng 70.000 làng mạc bị tàn phá.

Nhưng chúng ta có thể nói: Trong Thế Chiến II, nếu không có sự can thiệp của Hoa Kỳ, ba nước Liên Sô, Anh và Pháp không thể đánh bại được sự liên kết giữa Đức Quốc Xã và Quân Phiệt Nhật. Liên Sô chỉ lợi dụng sự khó khăn của Đức Quốc Xã và Quân Phiệt Nhật khi phải đối phó với Hoa Kỳ và Đồng Minh, đem quân chiếm Đông Âu và Mãn Châu, mở rộng bờ cõi.

VẤN ĐỀ TRUY TỐ CÁC TỘI PHẠM

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, tứ sau Đại Chiến Thứ II đến nay, có 3 tòa án quốc tề đặc biệt đã đưộc thiết lập để xét xử các tội ác chiến tranh và các tội ác chống nhân loại, đó là Tòa Án Quân Sự Quốc Tế, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế về Nam Tư cũ và Tòa Án Hình Sự Quốc Tế về Rwanda, nhưng chưa có tòa án đặc biệt nào được thiết lập để truy tố và xét xử các tội phạm của các chế độ cộng sản. Một câu hỏi được đặt ra là Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) được thiết lập năm 1998 có thẩm quyền xét xử các tội phạm chống nhân loại của các chế độ cộng sản hay không?

Theo điều 5 của Quy Chế Rome về Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (Rome Statute of the International Criminal Court) tòa án này có nhiệm vụ xét xử 4 loại tội phạm sau đây:

(1) Tội diệt chủng (the crime of genocide)

(2) Các tội chống nhân loại (crimes against humanity).

(3) Các tội phạm chiến tranh (war crimes).

(4) Tội xâm lăng (the crime of aggeression).

Nhưng chúng ta sẽ gặp hai trở ngại chính sau đây khi truy tố tội phạm của các chế độc cộng sản:

Trở ngại thừ nhất: Điều 23 Quy Chế này quy định rằng quy chế này không có hiệu lực hồi tố, có nghĩa là quy chế này chỉ áp dụng cho các tội phạm xẩy ra kể từ ngày 1.7.2002, ngày có số quốc gia phê chuẩn vừa đủ túc, chứ không áp dụng cho các vi phạm xẩy ra trước đó. Như vậy những sự vi phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại của các chế độ cộng sản trước đó không thuộc thẩm quyền của tòa này. Vì thế, các tội ác của Việt Cộng trong cuộc cải cách ruộng đất 1952 và 1954 và trong vụ Tết Mậu Thân, hay các tội phạm của các lãnh tụ của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền tại Cam-bốt đã thoát khỏi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực.

Trở ngại thứ hai: Vì Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đã được thành lập dựa trên một hiệp ước đa phương, nên quốc gia nào muốn gia nhập hay không là tùy ý và chỉ quốc gia nào gia nhập mới bị ràng buộc bởi hiệp ước này mà thôi. Rất nhiều quốc gia không muốn ký kết hay phê chuẩn “Quy Chế Rome về Tòa Án Hình Sự Quốc Tế” vì thấy việc hình thành tổ chức này không có lợi cho trường hợp của quốc gia họ., đó` là trường hợp của Hoa Kỳ, Trung Cộng, Ý, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Iraq, Việt Nam, v.v.

Nhiều người sẽ hỏi rằng nếu Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trục không xét xử được, tại sao không lập một tòa án hình sự đặc biệt để xét xử tội phạm của các chế độc cộng sản như Tòa Án Quân Sự Quốc Tế, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế về Nam Tư cũ và Tòa Án Hình Sự Quốc Tế về Rwanda?

Điều 41, Chương VII của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc có quy định:

“Hội đồng Bảo An có thể quyết định những biện pháp nào không liên hệ đến việc xử dụng vũ lực được xử dụng để tạo hiệu quả cho các quyết định của mình, và có thể kêu gọi các thành viên của Liên Hiệp Quốc áp dụng các biện pháp như thế. Các biện pháp này có thể bao gồm việc ngưng một phần hay toàn bộ các quan hệ thương mại, lưu thông bằng đường xe lửa, đường biển, đường hàng không, bưu điện, điện tín, truyền thanh, và các phương tiện truyền thông khác, và cắt đứt các quan hệ ngoại giao.”

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã dựa vào điều luật này để thiết lập các tòa án hình sự đặc biệt. Tuy nhiên, với tội phạm của các chế độ cộng sản, Hội Đồng Bảo An lại gặp một trở ngại khác là quyền phủ quyết (veto) của Nga và Trung Quốc. Nếu một trong hai nước này bác bỏ, Hội Đồng Bảo An Liên không thể hình thành một tòa án hình sự đặc biệt để truy tố tội phạm của các chế độ cộng sản được. Có lẽ vì khó khăn này, cho đến nay các cường quốc Tây Phương vẫn chưa nghĩ đến việc trừng phạt tội ác của các chề độ cộng sản. Có thẻ phải đợi một thời gian nữa, khi có điều kiện thuận tiện, việc lập tòa án truy tố tội ác của chế độ cộng sản mới thực hiện được.

NHỮNG TỘI ÁC CHỐNG NHÂN LOẠI

Điều quan trọng để có thể truy tố và trừng phạt tội ác chống nhân loại là phải mở cuộc điều tra và thiết lập bằng chứng, chứ không thể tố khơi khơi như đa số người Việt chống cộng thường làm. Một hồ sơ đầy đủ các bằng chứng về tội phạm được công bố cũng là một hình thức trừng phạt.

Trong cuốn “Death by Government”, Rudolph J. Rummel, giáo sư khoa học chính trị tại Đại Học Yale và Đại Học Hawaii, đã liệt kê những chế độ sau đây vào 10 chế độ gây chết chốc nhất (most murderous regimes) trong thế kỷ 20, đó là: Liên bang Soviet, Cộng Sản Trung Hoa, Đức Quốc Xã, chế độ Quân Phiệt Nhật, Cam-bốt dưới thời Khmer Đỏ, Thổ Nhỉ Kỳ dưới thời Young Turks, Cộng Sản Việt Nam, Cộng Sản Ba Lan và Pakistan dưới thời Yahya Khan.

Giáo sư R.J. Rummel cũng đã liệt kê số nạn nhân bị sát hại trong thế kỷ 20 như sau:

61.911.000 bị chết trong các trại tù Gulag của Liên Bang Sô Viết.

35.236.000 bị chết dưới chế độ cộng sản Trung Quốc.

20.946.000 bị chết vì chính sách diệt chủng của Đức Quốc Xã.

5.964.000 bị chết dưới thời Quân Phiệt Nhật.

2.035.000 bị chết dưới thời Khmer Đỏ.

1.883.000 bị chết dưới chề độ diệt chủng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

1.670.000 bị chết vì cuộc chiến Việt Nam.

1.585.000 bị chết do nạn thanh lọc chủng tộc tại Ba Lan.

1.503.000 bị chết trong thời Young Turks.

1.072.000 bị chết dưới chế độ Tito.

Trường hợp của Liên Sô được coi là trường hợp điển hình nhất của tội ác chống nhân loại của chủ nghĩa cộng sản: Sau cách mạng tháng 10 năm 1917, Vladimir Lenin lật đổ chế độ quân chủ ở Nga và thành lập Liên bang Sô Viết gồm Nga và 14 nước láng giềng. Từ đó dân Nga phải sống dưới một chế độ cùng khốn.

Năm 1924, Lenin qua đời và Joseph Stalin lên thay thế. Stalin áp dụng triệt để chính sách tập thể hoá nông nghiệp, người nào tỏ ý chống đối liền bị giết hoặc đưa vào các trại lao động tập trung, tiếng Nga gọi là Gulag. Từ năm 1929 đến 1953, có khoảng từ 15 đến 20 triệu người Nga bị thiệt mạng, phần lớn là ở trong các trại tập trung.

Các sử gia ước tính rằng đã có khoảng 1/5 nạn nhân của Stalin chết trong các trại tập trung ở Kolyma, một vùng xa xôi hẻo lánh cách thủ đô Moscow khoảng 9000 cây số. Cuộc sống trong các trại này dã man và khủng khiếp không thua gì các trại tập trung của Đức Quốc Xã ở Auschwitz, Ba Lan, trước đó, nên thường được gọi là Auschwitz của Nga.

Trước hết các tù nhân bị nhét vào những xe chở gia súc và đưa đến Vladivostok. Trên chặng đường đó, một số người đã bị chết ngạt vì cảnh chen chúc trên xe. Từ Vladivostok, tù nhân bị đưa lên tàu đến Kolyma. Cuộc hải trình dài từ 8 đến 10 ngày. Nhiều người đã chết trong cuộc hải trình này. Có một chiếc tàu chở mấy ngàn tù nhân bị kẹt trong những tảng băng 9 tháng sau mới tới Kolyma và không một tù nhân nào còn sống sót! Một chiếc tàu khác chở 3000 tù nhân tới cảng Madagan, thủ phủ Kolyma, đúng hạn nhưng không còn có tù nhân nào sống sót cả, vì các tù nhân nổi loạn trên tàu, cai tù dùng vòi nước xịt vào phòng giam, biến phòng giam thành một bể nước dưới 40 độ âm. Toàn bộ tù nhân trên tàu đều biến thành những cây nước đá!

Lúc đó ở Kolyma có hơn 100 trại tập trung. Khi vào trại, đa số tù nhân phải làm công việc đào vàng 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng chỉ được lãnh khẩu phần là 700 gram bánh mì và một tô xúp bắp cải. Trong trường hợp không đạt được chỉ tiêu, họ bị bớt khẩu phần.

Không phải chỉ ở Kolyma mà ở tất cả các trại tập trung trên khắp lãnh thổ Liên Sô, các tù nhân đều phải sống trong những điều kiện như thế. Hầu hết các tù nhân chỉ có thể sống được trong vòng 2 năm. Các sử gia ước tính có khoảng 90% tù nhân chết trong tù. Năm 1991, sau khi chế độ Liên Sô tan rã, Tổng thống Boris Yeltsin ra lệnh thả 10 tù nhân chính trị cuối cùng trong các trại tập trung!

Về trường hợp Việt Nam, trong cuốn “Death by Government”, sau khi trình bày qua lý lịch của Hồ Chí Minh, Giáo sư R.J. Rummel đã mô tả một cách tổng quát về tội ác của Đảng CSVN trong thời kỳ đầu như như sau:

No comments: